REVIEW tất tần tật về Kiến lửa và cách diệt tận gốc ít ai biết ?

REVIEW tất tần tật về Kiến lửa và cách diệt tận gốc ít ai biết

Đàn kiến lửa
Đàn kiến lửa

Trong xã hội chúng ta, Kiến là loài vật không thể thiếu. Chúng tồn tại để cân bằng xã hội, nếu chúng ta tiêu diệt hết các loài côn trùng đi thì cấu trúc xã hội sẽ bị phá vỡ, có thể con người cũng bị tiêu diệt luôn, vì vậy chúng ta chỉ hạn chế phần nào đó sự xuất  hiện của các loài côn trùng, vì chúng vừa có lợi vừa có hại chứ không là gây nguy hại hoàn toàn.

Kiến là một loài côn trùng không ngoại lệ, hầu hết mang màu đen, nâu hoặc màu đất, một số khác có màu vàng, xanh lục, xanh dương hay tím.

Kích thước cơ thể của loài to nhất có thể đạt 3 cm, loài nhỏ nhất lại chỉ tầm 0.1cm. Kiến tuy nhỏ bế nhưng trọng  lượng cơ thể của chúng có thể mang vác vật nặng gấp 50 lần.

NHIỀU ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LOÀI KIẾN:

NGUỒN GỐC XÃ HỘI LOÀI KIẾN:

Kiến xuất hiện cách đây từ hơn 100 triệu năm về trước. Phân bổ khắp nơi trên thế giới và bề mặt Trái Đất. Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn.

Kiến sống theo đàn, có thể có tới hàng nghìn con kiến, hay hàng triệu con kiến trong một tổ, sống có ý thức kỷ luật cao nhất trong cac loại con trùng mà chúng ta được biết.

Kiến thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong vò vẽ, bộ Hymenoptera. Trên thế giới người ta đã thống kê được khoảng 12.500 loài kiến, ở việt Nam có tới 23 loài thường gặp.

Đàn kiến kiếm mồi
Đàn kiến kiếm mồi

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ THỨC ĂN :

Kiến sống trong tất cả các môi trường, khắp mọi nơi trên trái đất nơi nào có sự sống thì noi đó có kiến, trừ những nơi băng giá như Nam cực.

Trong tổ kiến đứng đầu là kiến chúa, còn lại hầu như là các kiến thợ cái với cơ quan sinh sản phát triển chưa đầy đủ với những nhiệm vụ như tìm kiếm thực ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh.

Kiến ăn được mọi loại thức ăn, là loài ăn tạp.Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt. Chúng còn biết “chăn nuôi” rệp để lấy sữa, và nấm làm thức ăn. Kiến tìm kiếm thức ăn ở khắp mọi nơi, đôi khi là cướp được từ những tổ kiến khác.

Kiến vận chuyển mồi về tổ
Kiến vận chuyển mồi về tổ

Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.Việc di chuyển thức ăn của chúng tương đối thuận lợi do có tính tập thể cao, chúng cùng nhau dìu thức ăn về tổ thành từng đàn, và chúng phân biệt với những con trong tổ bằng mùi.

NHIỆM VỤ CỦA KIẾN TRONG TỔ KIẾN

Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)…Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ.

Kiến Đực chỉ sống được vài tuần hoặc vài tháng, sau khi giao phối với Kiến chú  thì nó chết đi và con đực là nguồn thức ăn của kiến chúa. Kiến đực có nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn làm nhiệm vụ giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống. Có thể nói rằng, cả tổ chỉ toàn kiến cái.

Kiến chúa đẻ trứng
Kiến chúa đẻ trứng

Kiến chúa làm nhiệm vụ đẻ trứng, trong thời gian này kiến chúa không ăn bất cứ thứ gì, chỉ sau khi trứng nở thành ấu trùng thì kiến thợ sẽ kiếm thức ăn về nuôi kiến chúa và ấu trùng trong tổ.

THÔNG TIN THÚ VỊ CỦA LOÀI KIẾN:

Kiến liên hệ với nhau bằng hoạt chất hóa học mà chúng ta thường gọi đó là  Phemorone, trong quá trình đi tìm thức ăn, nó sẽ tiết ra chất này đánh dấu cho cả đàn lần theo dấu vết này để đi.

Pheromone còn đặc biệt quan trọng trong mùa sinh sản, pheromone tiết ra giúp kiến chúa thu hút các con đực.Có một điểm thú vị là vị trí của tổ kiến được xác định dựa trên trí nhớ về địa hình và hướng của mặt trời.

Cặp râu cũng là nơi thu thập thông tin về môi trường ngoài cho kiến. Ngoài ra nó như khứu giác đánh hơi vị trí , mùi vị thức ăn dân kiến tới.

Kiến có mối quan hệ cộng sinh với loài rệp: chúng nuôi rệp để thu hoạch chất dinh dưỡng từ rệp, nhưng nếu cần thiết chúng sẽ ăn luôn cả rệp.

Ở cac vùng châu lục như CHâu Phi thì Kiến được xem là đặc sản. Kiến được sấy khô, chế biến làm món ăn được ưa thích ở đây

Trong quá trình đấu tranh tồn tại, Kiến được xem là anh hùng cảm tử. Chúng là loài có chiến lược đấu tranh, làm rối loạn đội hình của kẻ thù và tiêu diệt kẻ thù  nhanh chóng. Cũng phải công nhận rằng những con kiến điều chỉnh số lượng binh sĩ trước các mối đe dọa phát sinh.

Kiến tấn công kẻ thù
Kiến tấn công kẻ thù

Kiến là loài rất cẩn thận và tỉ mỉ. Nó sẽ di chuyển tổ của mình đi nếu thấy nơi đó không còn an toàn. Tổ kiến có cấu tạo phức tạp với rất nhiều lối đi, các loài kiến du mục cũng thường xuyên thay đổi vị trí đặt tổ. Vật liệu làm tổ là những thứ kiến có thể dễ dàng tìm được như đất, lá khô, rễ cây, …

 

Kiến loài côn trùng thân thuộc với chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều loại kiến được phân ra như kiến đen, kiến lửa hay kiến ba khoang…hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về đặc tính của loài kiến lửa.

CẤU TẠO CỦA KIẾN LỬA:

Kiến lửa là những con kiến nhỏ màu vàng đỏ như lửa, hay đốt và đốt đau. Nếu bị gây hấn, chúng phản ứng rất dữ dội . Ngoài việc dùng đôi hàm chắc khỏe đẻ cắn, tấn công kẻ thù, hòng tự vệ và bảo vệ tổ khỏi sự xâm phạm.Nó còn có chứa nọc độc chích rất đau, tạo mụn mủ sau khoảng 48 giờ.

Kiến lửa  tên khoa học – Solenopsis invicta, nó có màu nâu đỏ, và bụng sẫm màu hơn các phần còn lại của cơ thể.

Kiến lửa gồm 3 phần đầu, ngực, bụng
Kiến lửa gồm 3 phần đầu, ngực, bụng

Hình dạng cơ thể  của kiến chúa dài 15mm, kiến thợ dài 3–6mm. Kiến lửa có kích thước chỉ 1,5 mm đến 4 mm. Chúng có cặp râu hai nhánh rất đặc biệt, thường nhìn thấy ở phía trước kiến cái sinh sản.

Kiến lửa được cấu tạo ba phần: đầu, ngực, bụng. Giữa phần ngực và bụng có nút thắt gọi là “eo”. Đầu của những con kiến ​​lửa đỏ sẽ không bao giờ to hơn bụng của chúng trong bất kỳ cấp bậc nào của kiến.

CHU KÌ SINH TRƯỞNG CỦA KIẾN LỬA:

Kiến lửa cũng có chu kì sinh trưởng và phát triển như các loài kiến khác: Vòng đời bắt đầu từ khi Kiến chúa giao phối, kiến chúa tìm kiếm nơi phù hợp để đẻ trứng. Khi bị phát hiện, nó có thể đẻ lên đến 125 trứng vào cuối mùa Xuân.

Trứng nở thành ấu trùng, sau 1 tuần thành nhộng, Sau khi lứa ấu trùng đầu tiên này nở thành kiến thợ, vai trò của kiến chúa trở lại giai đoạn đẻ trứng – kiến chúa có thể đẻ đến 1.500 trứng một ngày. Kiến thợ tiếp tục chăm sóc ấu trùng, xây tổ và tìm thức ăn.

Trúng và kiến con
Trúng và kiến con

THỨC ĂN CỦA KIẾN LỬA:

Kiến lửa là một loại kiến ăn thịt, đốt con mồi và cắt chúng thành những mảnh nhỏ, chúng có thể dễ dàng mang những phần thực phẩm này về lãnh địa của mình.

Kiến cũng có chế độ ăn giàu protein, carbohydrate và lipid có trong các loại thực phẩm khác nhau. Chế độ ăn này cũng tương đương với động vật có vú. Không ngoại lệ, Kiến thường chú ý đến các loại thức ăn ngọt , thức ăn giàu protein và chất béo.

Kiến thợ tìm kiếm các nguồn thức ăn là động vật chết, bao gồm côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Có khi chúng ăn cả lá cây, như hạt, ngô, ngũ cốc, hút chất mật từ những con rầy, và chúng còn biết tròng nấm để dự trữ nguồn thức ăn.

Kiến lửa ăn xác côn trùng
Kiến lửa ăn xác côn trùng

Chúng kiếm ăn bằng cách nhấc vụn các hạt thức ăn vào trong hàm và nghiền nát chúng để trộn với nước bọt. Hầu hết các loài kiến đều có khả năng hạn chế đối với thức ăn rắn, nhiều loài không bao giờ tìm kiếm và nuốt chửng thức ăn rắn.

CẤU TẠO TỔ KIẾN LỬA:

Vị trí của tổ có thể được xác định bởi sự xuất hiện của các đống đất cao 40 cm hoặc cạnh các vật nằm trên mặt đất chẳng hạn như khúc gỗ. Kiến lửa đỏ thích môi trường ấm áp và có nhiều ánh nắng.Tổ kiến được cấu tạo rất phức tạp với nhiều lối đi, và được lựa chọn kỹ càng.

Ổ kiến lửa
Ổ kiến lửa

Chúng thích sống ở các cánh đồng khô hạn và tránh những nơi có bóng râm như cây cối. Tổ của chúng có thể đạt đến đường kính 61 cm và cao 18 cm. Mỗi tổ kiến có thể gồm vài trăm ngàn cá thể, và có ít nhất một kiến chúa.

Các gò đất thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa thu, hoặc sau khi thời tiết mát mẻ, ẩm ướt khi điều kiện sinh sản tốt nhất. Kiến lửa thường xây dựng tổ ở các gò đât cao ráo, nắng nóng.

 

TÁC HẠI CỦA KIẾN LỬA:

THeo các nhà khoa học kiến lửa là loài hung dữ, loài xâm lấn trầm trọng, loài ăn thịt động vật, tân công trực tiếp vào con mồi, nhẹ thì chỉ mẩn đỏ, sưng lên, còn nặng có thể dẫn đến tử vong

Nọc độc của kiến rất nguy hiểm
Nọc độc của kiến rất nguy hiểm

Kiến lửa có thể không gây đau đớn đáng kể nhưng hai mươi vết cắn của kiến lửa chắc chắn sẽ khiến nạn nhân có những cơn đau cực kỳ khó chịu. Kiến tiêm chất độc thông qua vòi chích hay vết cắn.Những vết cắt từ kiến lửa gây đau nhức, phồng da và có thể gây chết người

Độc tố được tiết ra khi kiến lửa rất độc hại, nó có thể gây đau đớn kịch liệt và dẫn đến cái chết nếu đủ liều. Những vết cắn sưng to khiến cô không thể thở được.

Nếu bị nguyên cả tổ kiến lửa cắn thì có thể bị Sưng họng, môi và lưỡi dẫn đến khó nuốt, chóng mặt, ngất, nặng nhất là sốc phản vệ.

Loài kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và ở các khu đô thị, phá hoại mùa màng và tấn công các khu dân cư cả trong nhà và ngoài trời.

Kiến nuôi rầy làm hại mùa màng
Kiến nuôi rầy làm hại mùa màng

Kiến lửa là là ăn tạp và ăn được mọi thứ thức ăn, chúng sẽ đục phá cây non và nụ hoa trên các vườn cây lâu năm và đục phá cả phần gốc, làm cho cây khô héo và chết..Chúng tấn công mạnh nhất là vào mùa mưa, khi cây có nhiều đọt non và vào giai đoạn hình thành các nụ hoa.

PHÒNG TRÁNH KIẾN LỬA:

Về việc kiến xuất hiện kiến lửa trong nhà hay bị kiến đốt đều gây cho chúng ta khó chịu và gây ra nhiều phiền toái, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng da, tạo mủ. Khi bị kiến đốt chúng ta cần nhanh trí vệ sinh vết cắn của chúng. Dùng nước xà phòng rửa vết đốt để loại bỏ bụi đất và sạn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau đó hỏi ý kiến bác sĩ để có cách xử lý tốt hơn.

Rửa tay bằng xà phòng nếu bị kiến cắn
Rửa tay bằng xà phòng nếu bị kiến cắn

Nhà cửa vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, đậy kỹ thức ăn sau khi dùng, những thức ăn có vị ngọt cần đậy nắp kỹ càng.

Sử dụng phương pháp dân gian :Dùng những nguyên liệu tự nhiên trong nhà như muối, phấn viết, tiêu, quế, chanh,… để gần tổ kiến hoặc những đường kiến bò qua. Hàn the là chất độc với các loại kiến nói chung và kiến lửa nói riêng. Hãy lấy bột hàn then trộn với thức ăn rồi để tại những nơi kiến thường xuất hiện.

Sử dụng thuốc diệt kiến lửa bằng hợp chất hóa học:

Thuốc diệt kiến lửa có thể dùng ở dạng bột hoặc dạng xịt. Được đặc chế để trị kiến lửa, thuốc này có tác dụng diệt kiến nhanh nhất.

Bả kiến là biện pháp thường được các trung tâm diệt côn trùng sử dụng để loại bỏ loài kiến. Theo đó, họ sẽ trộn thuốc diệt kiến sinh học với loại thức ăn mà kiến yêu thích để loài con trùng này sau khi ăn phải sẽ sẽ chết ngay lập tức.

Dạng thuốc phun xịt có fendona 50EC, Mappermethrin 50 EC, A lé,…

DỊch vụ diệt kiến lửa tận gốc:

Dịch vụ diệt côn trùng
Dịch vụ diệt côn trùng

Nếu để kiến phát triển quá lâu trong căn nhà của mình thì đây cũng là một trong những điểm đáng quan ngại. Bởi vậy nên nếu cần tiêu diệt kiến một cách nhanh gọn nhất thì cần sử dụng dịch vụ tiêu diệt côn trùng tận gốc.

Còn chần chờ gì mà không đến ngay với chúng tôi để có thể hiểu sâu thêm về các cách diệt kiến cũng như những loại thuốc diệt kiến hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay.

CHúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách dịch vụ uy tín, tận tâm, và hiệu quả cao.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *