Thú vị về Kiến Ba Khoang và những Tác Hại khôn lường tới con người

Kiến ba khoang là một trong số những loài kiến có mặt ở Việt Nam. Đây là loài kiến có cánh (Nairobi fly) rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Mùa mưa tới là điều kiện thuận lợi cho kiến ba khoang phát triển.Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc, và cơ thể có chứa nọc độc mà có thể làm cho chúng ta thấy lo ngại khi bị chúng đốt. Trước khi đi khám phá sâu về loài kiến này, chúng ta biết sơ qua về đặc điểm chùng của loài kiến.

 

Đàn kiến Ba khoang
Đàn kiến Ba khoang

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LOÀI KIẾN:

Kiến, tên khoa học Formicida, là một họ côn trùng thuộc  lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến liên kết lại thành các siêu tập đoàn

Trong số những loài côn trùng mà chúng ta biết, thì Loài kiến luôn tạo ra cho ta nhiều sự tò mò, tìm hiểu về nó. Kiến hầu hết mang màu đen, nâu hoặc màu đất, một số khác có màu vàng, xanh lục, xanh dương hay tím. …Kích thước cơ thể của loài to nhất có thể đạt 2.5 cm, loài nhỏ nhất lại chỉ tầm 0.1cm.

Cấu tạo cơ thể kiến cũng khác biệt so với các loài côn trùng khác .Chúng có căp râu gấp khúc, như cặp ăng ten dính trên đầu, đóng vai trò quan trọng nhất  của Kiến, có một nốt tròn chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo.

Cơ thể kiến chia làm 3 phần chính: đầu, ngực và bụng. Kiến trải qua 4 giai đoạn sinh trưởng và phát triển: Trứng ==> ấu trùng==> Nhộng ==> Kiến trưởng thành.

Chu kỳ phát triển của kiến
Chu kỳ phát triển của kiến

Kiến có tới hơn 12 ngàn cá thể, phân bổ khắp nơi trên thế giới, là loài có tổ chức xã hội cao nhất trong các loài côn trùng. Còn riêng ở VIệt Nam, chúng ta có 23 cá thể kiến và thương gặp là Kiến Lửa, Kiến Hôi, Kiến Càng, Kiến Đen, Kiến ba Khoang,…đa dạng và phong phú về cả số lượng và đặc tính sinh học.

Dù kiến được ví là loài nhỏ bé nhưng thật phi thường,  chúng có thể khiêng một vật nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể. Và loài thông minh và có tính đoàn kết tập thể, tổ chức nhất trong thế giói côn trùng mà chúng ta biết.

Trong tổ kiến  có thể có nhiều kiến chúa nhưng thường chỉ có 1 con cho một tổ kiến. Nhiệm vụ duy nhất của kiến chúa là sinh sản. Kiến đực giao phối với kiến chúa và tạo ra những thế hệ tiếp theo cho đàn kiến. Sau giao phối con đực chết đi và làm thức ăn cho Kiến Chúa. Đa số trứng kiến sẽ nở ra Kiến thợ và những con kiến thợ này đi kiếm ăn cho ấu trùng nhộng và cho kiến chúa.

Kiến chúa
Kiến chúa

Bên cạnh những loài Kiến chỉ xâm nhập vào thức ăn của chúng ta như Kiến riệng, Kiến đen, Kiến thợ, còn có những loại vừa ăn thức ăn vừa cắn người..  Một số loài kiến độc tiêm chích nọc khi chúng cắn, có thể gây ra dị ứng rất nghiêm trọng ở người.Nọc đọc của chúng nhẹ thì chỉ sưng lên , còn nặng bỏng da và có khi nhập viện. Như Kiến lửa, Kiến ba Khoang, Kiến vàng, Kiến đầu to, Kiến sư tử…

Kiến sư tử
Kiến sư tử

Kiến có vô số loài và có những đặc điểm cấu tạo, sinh sản, phát triển khác nhau, và độ nguy hiểm của từng loài khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về Loài Kiến và phòng tránh những phiền toái hay tác hại mà nó mang lại. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Kiến Ba khoang, một loài kiến có nhiều điều thú vị nhưng cũng là loaÌ kiến mang lại cho chúng ta nhiều sợ hãi.

THÚ VỊ VỀ KIẾN BA KHOANG:

Loài kiến này có mặt ở Việt Nam bay và chạy rất nhanh. Dù không chủ động tấn công, đốt hay cắn người nhưng nếu bị Kiến ba khoang đốt thì vết thương trên da lại khá nguy hiểm. Chỉ cần một vết cắn thôi cũng đã khiến bạn bị đau nhức và phồng da. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài kiến cực độc này nhé.

Kiến ba khoang là tên dân gian thường gọi, có tên khoa học là Paederus fuscipes CURTIS, 1826, thuộc Họ Staphilinidae (họ Cánh cụt), bộ Cánh cứng (Coleoptera).Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1 – 1,2 cm, ngang 2 – 3 mm), nhìn giống con kiến. Trên mình nó được bọc bộ áo giáp cứng cáp và cơ thể chia làm ba khoang rõ rệt nên được gọi là ” kiến ba khoang”.

Chúng có chiều dài từ 5-7mm. Đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước.Râu có 12 đốt có phần đầu to ra có 3 đốt.  Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh; cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu và đuôi của nó là màu đen.

Kiến ba khoang có màu đen cam rõ rệt
Kiến ba khoang có màu đen cam rõ rệt

Kiến Ba Khoang có gai ở phần lưng và  trên phần cuống giữa ngực và bụng.Kiến cánh thường bị nhầm lẫn với mối.Trong cơ thể chúng có chứa chất độc và độc tính của chúng rất mạnh, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc hơi óng ánh màu xanh và một đôi cánh cứng, dưới đôi cánh cứng là một đôi cánh cứng được gấp gọn gàng.

Trong cơ thể có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), có độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ mang. Dù nọc của kiến  rất độc nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da, dễ gây nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh, giời leo.

Ở loài kiến Ba Khoang ,Con cái đẻ khoảng 18 – 100 trứng, bắt đầu đẻ trứng từ cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 đến tháng 7. Sau 3 – 19 ngày trứng nở thành ấu trùng. Sau 1 tháng thì phát triển thành Kiến trưởng thành. Con trưởng thành và ấu trùng ăn các loài côn trùng nhỏ hơn và tuyến trùng (nematodes) trong đất, rau trong tự nhiên. Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển.

Kiến ba khoang được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như: kiến hoang, kiến kim, kiến gạo, kiến lác, cằm cặp, kiến nhốt hoặc kiến cong.

KIẾN BA KHOANG SỐNG Ở ĐÂU:

Kiến ba khoang sống ở đâu thì chúng thường sống ở gần vùng nước, ruộng rau, đồng cỏ, công trường  xây dựng, môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố. Chúng được xem như là loài thiên địch vì chúng ăn ăn các loại côn trùng rầy nâu, bọ hóng,…

Khi tới mùa thu hoạch thì chúng xẽ bay tới ẩn cư ở những công trình xây dựng hay nhà ở,…Trong suốt mùa mưa, bão, lũ lụt, kiến ba khoang sống ở đâu thì lúc này các loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Những ngày mưa gió, thường thì côn trùng bay vào nhà theo ánh đèn, và kiến ba khoang cũng không ngoại lệ, ở đâu có ánh sáng là chúng bay tới.

Khi chúng ta ngồi học bài , làm việc dưới ánh đèn, nếu thấy nhột ở cổ theo phản xạ thì lấy tay quệt đi, đập vào công trùng,  vô tình  khiến chất Pederin có trong côn trùng rơi vào da gây ngứa, bỏng và dị ứng.

Kiến ba khoang vào nhà nhà và trú ẩn trong các kẽ ngóc ngách cuả  nhà, có thể sẽ trốn vào trong quần áo chúng ta mặc. Nói chung là những noi có nhiều ánh sáng như bóng đèn Neon thì sẽ thu hút sự tập trung của nhiều loài côn trùng và có cả Kiến Ba Khoang.

TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG TỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI:

Kiến ba khoang đốt da
Kiến ba khoang đốt da

Khi bị kiến ba khoang bò lên người, nhẹ thì ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng. Trường hợp nếu độc tố dính vào mắt thì có thể gây bỏng mắt hoặc bị mù tạm thời. Đặc biệt, Pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng.

Kiến có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Cũng có ít trường hợp người chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa và sẽ lặn sau 3 – 5 ngày, không thành phỏng.

Khi bị cắn ở Mắt thì dẫn tới  sưng mắt, 2 – 3 ngày mới đỡ nếu không bị lan, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại. Nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến rồi bạn chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt.

Kiến cắn vào mắt
Kiến cắn vào mắt

Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 15 lần nọc rắn hổ, khi tiếp xúc với chất gây độc của loài kiếnnày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.

Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa. Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể dẫn đến bị loét, tạo dịch mủ vàng xung quanh vết cắn..

Lúc đầu cảm giác đau rát nhẹ , ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nặng nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng.

Nọc độc kiến ba khoang gấp 15 lần rắn hổ mang
Nọc độc kiến ba khoang gấp 15 lần rắn hổ mang

DẤU HIỆU KHI BỊ KIẾN BA KHOANG CẮN:

Viêm da do Kiến ba khoang cắn  thì thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân. Trường hợp nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.

Ban đầu bạn sẽ thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da. Sau đó khoảng 6 – 12 giờ, vết thương đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1 – 5mm. Khoảng 1 tới 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Nếu không điều trị vết thương này kịp thời sẽ dẫn tới viêm loét da

Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo sốt, khó chịu, thậm chí nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với vết thương.

Kiến đốt ở cổ
Kiến đốt ở cổ

 

CÁCH PHÒNG TRÁNH KIẾN BA KHOANG:

Khi có cảm giác côn trùng đang bám ở cổ, tuyệt đối không dùng tay trần giết hay chà xát chúng mà chỉ nên thổi chúng ra xa. Nếu có ngứa rát thì hãy ngay lập tức rửa bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng hồ nước trong y tế bôi lên chỗ da tiếp xúc để tránh phồng rộp.

Nọc độc của Kiến BA khoang tập trung ở đuôi
Nọc độc của Kiến BA khoang tập trung ở đuôi

Không đứng dưới bóng đèn huỳnh quang, vì thường kiến ba khoang thích ánh sáng đó. Thay những bóng đèn huỳnh quang bằng đèn màu vang. Không dùng tay giết trực tiếp nó. Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và đóng kín cửa lại khi không cần thiết tránh sự xâm nhập của côn trùng vào nhà. Mắc màn khi ngủ, Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào. Cố gắng hạn chế sự tiếp xúc với kiến ba khoang đặc biệt là vào những mùa sinh sản mạnh tháng 9, 10 ,11.

Do đó, khi bị kiến đốt cần dùng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ rửa sạch vùng da bị thương tổn để giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Không nên tự ý mua thuốc điều trị mà nên  tới gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và  xử lý vết cắn nhanh và hiệu quả nhất.

Có thể sử dụng phấn bộ diệt kiến, gel diệt kiến hoặc các loại thuốc nước phun xịt diệt kiến ba khoang có bán trên thị trường.

Phấn bột diệt kiến ba khoang
Phấn bột diệt kiến ba khoang

Với mật độ kiến ba khoang nhiều, phun thuốc diệt kiến ba khoang tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng.

Sử dụng thuốc hóa học phun diệt côn trùng tại nhà an toàn, hoặc gọi ngay cho công ty dịch vụ diệt côn trùng tận gốc ,và nhờ họ hướng dẫn cho cách diệt côn trùng. Phun hoạt chất hóa học diệt côn trùng để hạn chế hoặc diệt tận gốc sự xuất hiện của kiến ba khoang.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi : công ty diệt côn trùng uy tín tại VIệt Nam, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn mọi lúc mọi nơi, và tư vấn về cách diệt côn trùng đơn giản mà hiệu quả nhất tại nhà, công trình xây dựng, chung cư, tòa nhà…Chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho các bạn dịch vụ diệt côn trùng tận gốc mang lại kết quả như mong muốn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *