Danh sách ĐẦY ĐỦ NHẤT các loài kiến thường gặp ở Việt Nam

Kiến là loài có tính đoàn kết cao
 Kiến là loài có tính đoàn kết cao

NGUỒN GỐC LOÀI KIẾN

Không biết từ bao giờ, con người chúng ta thấy lo ngại về tác hại mà kiến gây ra.Theo thống kê Kiến là loài có số lượng cá thể nhiều nhất trong các loại côn trùng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam Kiến là loài đa dạng về nòi giống và được xem là quần thể đông đúc nhất , được tổ chức như một xã hội, làm việc theo mệnh lệnh của người cầm đầu.

Kiến là loài côn trùng có tính xã hội cao thuộc họ Formicidae,có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. Người ta thống kê được rằng trên toàn thế giới có khoảng 12.500 loài kiến, chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Kiến được phân bổ mọi nơi trên lục địa, chúng sinh sôi nảy nở.  Hầu hết các loài kiến là động vật ăn tạp nhưng một vài loài chỉ ăn một thứ đặc trưng.

CẤU TẠO CƠ THỂ KIẾN:

Kiến được cấu tạo bằng 3 phần: Đầu , Ngực, Và Bụng

  • Đầu: Đầu được định vị bằng cặp râu gấp khúc. Nhận nhiệm vụ cảm nhận mùi vị, nhận biết môi trường xung quanh. Cặp râu của kiến có thể chuyển động liên tục để định hướng tìm kiếm thức ăn.Mát kiến là loại đa tròng.Kiến chúa và kiến đực thường nhiều tròng hơn kiến thợ. Đặc biệt kiến có đôi hàm răng chắc khỏe.Hàm dưới thường dùng để vận chuyển thức ăn, vũ khí tự vệ, dụng cụ xây tổ.
  • Ngực: Ngực kiến có 3 cặp chân, duối cùng mỗi chân có dạng cái móc giúp chúng leo trèo dễ dàng hơn. Kiến chúa, kiến đực có thêm một đôi cánh ở ngực dùng khi giao phối, kiến thợ không bao giờ mọc cánh.
  • Bụng: có một nốt tròn chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo. Bụng là nơi tập trung rất nhiều cơ quan của kiến trong đó bao gồm: Cơ quan tiêu hóa, sinh sản. Hầu hết các loài kiến đều có kim châm, đó chính là vũ khí để chúng tự vệ, bảo vệ tổ hay phóng hóa chất làm tê liệt con mồi.

CẤU TẠO CỦA KIẾN

CẤU TẠO CỦA KIẾN: ĐẦU, NGỰC, BỤNG.

VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN:

Trải qua  qua 4 giai đoạn phát triển để có thể trở thành loài kiến  trưởng thành: Trứng, nhộng, ấu trùng, kiến trưởng thành.

  • Bắt đầu là Trứng kiến; Trứng của loài kiến thường có màu trắng trong suốt, và có hình bầu dục. Trứng kiến có kích thước rất nhỏ đường kính chỉ khoảng 0,5mm nên khó nhìn thấy chúng.
  • TIếp theo là giai đoạn ấu trùng: Trứng sau khoảng 1 – 2 tuần sẽ được nở thành ấu trùng, ấu trùng mang hình giòi chúng giống như hình dáng quả lê, hoặc quả bầu có màu trắng nhạt. Ấu trùng được Kiến trưởng thành nuôi nấng,
  • Tiếp theo nữa là Nhộng : Nhộng kiến là những con kiến non mình trong suốt, không ăn và bất động, sau khoảng 2 tới 3 tuần thì trở thành kiến. Ở giai đoạn này trông chúng rất giống con trưởng thành, nhưng chúng không có chân và râu của chúng cuộn lại vào cơ thể.
  • Giai đoạn cuối cùng là Kiến: sau khi trưởng thành sẽ thực hiện những công việc như các kiến thợ khác, tìm thức ăn cho kiến chúa và đàn ấu trùng con. Đồng thời chúng chăm sóc trứng, ấu trùng và nhộng còn kiến chúa lại tiếp tục đẻ trứng. Lại tiếp tục 1 vòng đời khác.
CHU KÌ HÌNH THÀNH CỦA KIẾN
CHU KÌ HÌNH THÀNH CỦA KIẾN

TUỔI THỌ CỦA KIẾN

  • Các loài kiến tiến hóa và biến đổi, phát triển không đồng đều, có con to, con nhỏ.
  • Kiến chúa có tuổi thọ lâu nhất, khoảng từ 10 tới 20 năm. Kiến thợ có vòng đời ngắn hơn nhiều, chỉ sống từ 1 đến 5 năm.
  • Kiến đực còn đoản mệnh hơn khi sống được vài tuần tới vài tháng và chết sau khi giao phối.
  • Nhìn chung Kiến vẫn là loài có tuổi thọ cao nhất.
loài kiến
Loài Kiến

TỰ VỆ VÀ BẢO VỆ:

Bằng cách dùng đôi hàm to khỏe để cắn, riêng ở 1 số loài Kiến khác thì chúng còn có khả năng tiêm chất độc. Ngoài tự vệ, kiến có một nghĩa vụ khác là bảo vê tổ khỏi dịch bệnh lây nhiễm do những con kiến chết hoặc do môi trường bên ngoài.

KIẾN LÀ LOÀI RẤT HUNG HĂNG
                            KIẾN LÀ LOÀI RẤT HUNG HĂNG

THỨC ĂN CỦA KIẾN:

Thức ăn của kiến đa dạng: Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Chúng tìm kiếm thức ăn mọi nơi và liên kết lại với nhau để vận chuyển thức ăn về tổ.

Thức ăn của kiến
Thức ăn của kiến

CẤU TRÚC TỔ

Tổ kiến có thể được xây dựng dưới đất hay đặt trên cây tùy từng loài. Tổ kiến có cấu tạo phức tạp với rất nhiều lối đi, các loài kiến du mục cũng thường xuyên thay đổi vị trí đặt tổ. Vật liệu làm tổ là những thứ kiến có thể dễ dàng tìm được như đất, lá, rễ cây,… Vị trí đặt tổ cũng được chúng nghiên cứu và chọn lựa kĩ càng.

CÁC LOÀI KIẾN THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM:

KIẾN LỬA:

  • Kiến lửa là có tên Tiếng Anh là Solenopsis (điển hình là loài kiến lửa đỏ). Toàn thân có màu vàng hung, khi bị tấn công chúng rất hung dữ, và tiết ra nọc độc chích lại, và nọc độc có thể tạo mủ trong vòng 48h
  • Kiến lửa có Màu nâu đồng trên đầu và thân, có bụng màu sậm hơn, trên đầu có râu chia làm hai phần rõ nét, dễ thấy nhất khi nhìn từ phần trước của kiến sinh sản cái.
  • Kiến thợ tìm kiếm các nguồn thức ăn là động vật chết, bao gồm côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo.
  • Các con kiến này là loài gây hại chính trong nông nghiệp và khu vực thành thị, phá hoại cây trồng và xâm nhập các khu dân cư từ trong ra ngoài.
kiến lửa
Khi bị tấn công Kiến Lửa rất hung dữ và tiết ra nọc độc

KIẾN ĐEN:

  • Hình dáng bóng, đen, dài từ 2-3mm, Các loài kiến này được xem là sự phiền toái và tìm thức ăn trong nhà bếp, rác,…
  • Để phát triển thành con kiến trưởng thành có thể mất đến 6 tuần trở lên; nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loài kiến, lượng thức ăn, nhiệt độ.
  • Kiến đen có ba phần thân rõ ràng: đầu, bụng và ngực.
Kiến Đen ăn sâu bọ,đồ ngọt, mật ong, thực phẩm, nhựa cây và ngũ cốc

 

KIẾN BA KHOANG:

  • Được xem là loài kiến nguy hiểm và đáng sợ nhất trong các loài kiến: Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 – 1cm, ngang 2 – 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi.
  • Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển.
  • Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.
  • Cần nhận biết về cơ thể của chúng :có màu cam tối, nhọn ở vùng bụng, bụng có 3 đốt, bay và chạy rất nhanh. Vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng. Từ đó có biện pháp phòng tránh bị chúng đôt.

Kiến Ba Khoang tiết ra chất dịch độc ở đuôi khiến da chúng ta bị bỏng và rát.

KIẾN HÔI ( KIẾN RIỆNG):

  • Màu nâu hay đen. Dài 1/16 đến 1/8 inch. Râu có 12 đốt và không kết thúc bằng một đầu chùy to. Có 6 chân.
  • Thức ăn chủ yếu trong nhà, nhất là thực phẩm có đường, ví dụ bánh kẹo và trái cây như trái dưa. Ngoài ra còn ăn thức ăn của vật nuôi.
  • Khi bị giết thì kiến hôi tiết ra mùi đặc biệt: tiết ra mùi dừa
  • Chúng thường xuất hiện những nơi ẩm thấp,có nước và được xem là nguồn mang vi khuẩn cho thức ăn của con người.

Khi bị đè dập kiến hôi sẽ tiết ra mùi giống như dầu dừa

KIẾN  VÀNG:

  • Tên Tiếng anh của nó là Oecophylla smaragdina.Chúng làm tổ trên cây bằng cách dùng tơ do ấu trùng của chúng tạo ra để cuộn các lá với nhau.
  • Loài kiến này có thể có màu đỏ hoặc vàng nhạt. Ấu trùng được người ta bắt để chế biến làm thức ăn cho chim, cá cảnh,…
  • Chúng phân bổ ở châu Á và châu Úc. Tổ kiến vàng thường bao gồm kiến thợ lớn, kiến thợ nhỏ, kiến đực và kiến chúa. Kiến vàng hiện diện quanh năm trong vườn cây ăn trái với mật độ rất lớn.
  • Kiến vàng hiếu chiến đến mức sẵn sàng giao chiến với con người nếu chúng ta động đến môi trường sống của nó, vết cắn gây ra sát thương nhẹ nhưng tê tái vì bị nhiễm dịch acid gọi là acid formic từ kiến vàng tiết ra.

Vì cơ thể có màu vàng nên được gọi là Kiến Vàng

KIẾN ĐƯỜNG:

  • Tên khoa học là Tetramorium Caespitum. Dài 1/8 inch
  • Có 6 chân, có màu nâu đen hay hơi đen
  • Chúng ăn gần như bất kỳ món gì mà người ăn, và ngoài ra còn là thức ăn vật nuôi.
  • Chúng làm tổ trong bãi cỏ hay dưới các tảng đá, gỗ hay tấm ván.

KIẾN THỢ MỘC:

  • Màu đen nhạt thường gặp nhất nhưng có thể có màu đen và đỏ. Kiến có 6 chân. Kiến thợ: dài 1/4” ,Kiến chúa: dài 1/2”
  • Chúng thích sống những nơi ẩm ướt. Thức ăn – thức ăn chủ yếu là dịch ngọt, ngoài ra còn ăn dịch cây, nước trái cây và xác côn trùng.
  • Đặc biệt kiến thợ chỉ biết kiếm ăn chứ không có khả năng phòng vệ ( chích lại ).
kiến thợ mộc
kiến thợ mộc

Ngoài những loài trên , VIệt nam còn đa dạng về nhiều loại kiến nữa như: Kiến cánh, Kiến nhện, Kiến càng, Kiến thợ,…

CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐUỔI ( DIỆT )KIẾN TẬN GỐC TẠI NHÀ HIỆU QUẢ :

  • Chúng ta biết được sự hình thành và phát triển của kiến cũng như những tác dụng và  tác hại mà chúng đem lại cho cuộc sống của chúng ta,
  • Ngoài tác dụng mà nó mang lại thì Kiến cũng gây nhiều phiền toái khó chịu cho con người khi chúng xâm nhập vào khuôn viên nhà ở, sân vườn sinh hoạt của chúng ta.
  • Chúng ta sẽ có những phương pháp phòng tránh, hoặc sử dụng những biện pháp hóa học như THUỐC DIỆT KIẾN để loại bỏ những mối nguy hại không đáng có làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
  • Hãy liên hệ với chúng tôi để làm cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ và an toàn để sống khi không bị những con kiến có trong nhà bạn làm phiền.

CÓ NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ DIỆT KIẾN TẠI NHÀ KHÔNG ?

  • Kiến là loài mang đến không ít băn khoăn lo lắng cho chúng ta, nó xâm nhập vào nhà chúng ta và gây ra những phiền toái. Có nhiều biện pháp diệt kiến an toàn mà ông bà xưa truyền lại như dùng tiêu, dầu gió, dầu bạc hà, chanh, giấm,…
  • Nhưng xã hôi ngày nay phát triển nên có lẽ thế Kiến cũng phát triển đến giai đoạn khó diệt bằng những phương pháp dân gian( có thể đuổi kiến được thời gian nhất định và sau đó nó sẽ quay lại). Vậy nên làm thế nào để diệt Kiến tận gốc vừa đảm bảo hiệu quả vừa an toàn cho nhà mình đang ở? Đây cũng là câu hỏi thường trực của mỗi chúng ta.
  • Có lẽ phương pháp được lựa chọn sử dụng nhiều nhất đó chính là sử dụng dịch vụ diệt kiến tận gốc hoặc tự diệt kiến tại nhà bằng  thuốc diệt kiến chúng ta mua về.
  • Nên lựa chọn những công ty dịch vụ uy tín, làm việc hiệu quả, đảm bảo Kiến sẽ không quay trỏ lại. Công ty đó sử dụng hóa chất diệt ( đuổi) kiến an toàn mà không độc hại
  • Công ty dịch vụ có quy trình diệt kiến bảo hành và chăm sóc khách hàng chu đáo và tận tâm.

NHỮNG LOẠI THUỐC DIỆT KIẾN HIỆU QUẢ NHẤT :

thuoc-diet-kien-Optigard-AB100
thuoc-diet-kien-Optigard-AB100
  • Gel  trị kiến Optigard AB 100: Optigard là sản phẩm thuốc diệt kiến được sản xuất trên công nghệ sinh học Thụy Sĩ, có tính năng tiêu diệt đàn kiến tận gốc và nhanh chóng. Loại thuốc diện kiến tận gốc này có dạng gel không màu, không mùi, có thể sử dụng ở bất kỳ đâu từ trong nhà, nhà bếp, nhà kho cho đến nhà máy, nhà hàng, quán ăn hay những công trường xây dựng, không gây độc hại và an toàn cho người sử dụng.
  • Thuốc diệt kiến Fendona 100SC là loại hóa chất có dạng
  • chất lỏng , không tạo ra mùi khó chịu,có thể diệt được nhiều loại côn trùng khác nhau như: Kiến, muỗi, gián, rận, bọ chét, rệp, kiến ba khoang, bọ đậu đen…Là sản phẩm an toàn với môi trường, sức khỏe con người nên có thể dùng để phun lên tường nhà, sàn nhà và giặt màn (mùng)
  • Thuốc diệt kiến Maxforce Quantum: dạng gel có tác dụng triệt để, tiêu diệt tận gốc các tổ kiến mà bạn không phải mất công tìm kiếm xem hang ổ của chúng ở đâu hay đau đầu nghĩ cách tiêu diệt. Bởi thuốc có tính lan truyền, khi chỉ 1 vài con kiến ăn phải bả chúng sẽ lây lan mầm bệnh cho những con kiến khác trong đàn, và cứ thế, từ con này lây lan sang con khác, kiến mẹ lây truyền cho kiến con và các ấu trùng.
  • Ngoài ra còn có Phấn diệt kiến và các loại bọ chét, rận, ve nhanh chóng ,thân thiện môi trường như Phấn diệt kiến Vipesco, chúng ta cũng có thể phun xịt kiến bằng các loại thuốc có tính năng và hiệu quả cao: mapper 50EC, …

 

                                                                           MAP PERMETHRIN 50EC là loại thuốc phun xịt Côn trùng hiệu quả

 

NHỮNG BÍ MẬT  THÚ VỊ VỀ LOÀI KIẾN MÀ BẠN CHƯA BIẾT

  • Kiến được xem là loài mạnh nhất vì chúng có thể vác thức ăn nặng hơn chúng cả 10 lần trọng lượng cơ thể chúng.
  • Trong môi trường nước kiến chỉ sống được 24h
  • Số lượng Kiến trên thế giới gọi  là bằng, nếu không muốn nói là lớn hơn dân số thế giới.
  • Kiến giao tiếp và hợp tác với nhau bằng cách sử dụng pheromone có thể báo động cho các con khác về nguy hiểm hoặc dẫn đường cho chúng đến một nguồn thức ăn đầy hứa hẹn.
  • Không chỉ biết tìm mối mà loài kiến còn biết “chăn nuôi” tạo ra nguồn dự trữ thức ăn. Chúng biết nuôi các côn trùng như rệp và sâu bướm để lấy chất ngọt tiết ra từ những con côn trùng này.
  • Kiến có thị lực kém, bù vào đó chúng thường sử dụng từ trường của trái đất để định hướng đường đi. Chúng được coi là loài côn trùng thông minh nhất khi trong cái đầu bé nhỏ của kiến có hơn 250.000 tế bào não.
  • Kiến Đực là thức ăn để duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra lứa kiến thợ đầu tiên xây dựng tập đoàn kiến mới.

Trong quần thể loài Kiến có nhiều đặn điểm khác nhau, đa dạng về tên ,loài như: Kiến đen, Kiến lửa, Kiến thợ mộc, Kiến Pharaoh, Kiến ma, Kiến hôi,… Vậy nên cần hiểu biết về  đặc thù ,tập tính từng con như thế nào, nhạy cảm với các loại thuốc ra sao ? để từ đó chúng ta có biện pháp phòng tránh, tiêu diệt tận gốc hiệu quả, an toàn.Đưa ra cách xử lý cho từng công trình xây dựng, chung cư tòa nhà hay nhà dân ,… đạt kết quả tốt nhất. Còn chần chừ gì nữa hãy gọi ngay cho chúng tôi để có dịch vụ chăm sóc, tiêu diệt côn trùng nhanh, gọn, lẹ mà chi phí hợp với tất cả khách hàng. Chúng tôi sẽ không phụ long mong đợi của các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *