THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LOÀI BỌ CHÉT MÀ BẠN NÊN BIẾT

Chó, mèo luôn là những con vật gần gũi trong gia đình chúng ta. Ngày nay, việc nuôi những con vật này không còn mới. Tuy nhiên, sống ký sinh trên chúng là bọ chét. Vậy bạn có biết bọ chét là gì, có gây hại gì cho con người khi tiếp xúc không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài côn trùng này! 

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LOÀI BỌ CHÉT MÀ BẠN NÊN BIẾT
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LOÀI BỌ CHÉT MÀ BẠN NÊN BIẾT

Tổng quan và phân loại các loài bọ chét

Tổng quan về loài bọ chét

Bọ chét là tên gọi chung của các loài côn trùng không cánh nhỏ thuộc bộ Siphonaptera. Chúng chuyên đi hút máu và sống ký sinh trên các loài động vật khác.

Môi trường sống chung của chúng là da của các loài động vật có vú và chim. Có kích thước nhỏ và dẹt ở hai bên, cơ thể bọ chét được chia thành ba phần: đầu, ngực và bụng.

Vì không có cánh nên bọ chét thường di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng cách nhảy. Khoảng cách mỗi lần là 30cm và có thể nhảy cao tới 20cm.

Tập tính và chu kỳ sinh trưởng của loài bọ chét:

Tập tính

Bọ chét sinh trưởng và phát triển trong môi trường nóng ẩm. Nhiệt độ tiêu chuẩn từ 21-35 độ C và độ ẩm đạt 70-85%.

Nếu nhiệt độ thay đổi, vòng đời của chúng sẽ giảm từ vài tháng đến một năm.

Khi thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân hạ là điều kiện thuận lợi cho bọ chét sinh sôi và phát triển.

Ở miền Bắc nước ta, “bọ chét” thường xuất hiện vào khoảng tháng 2 đến tháng 4.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LOÀI BỌ CHÉT MÀ BẠN NÊN BIẾT
Bọ chét sống theo đàn và ký sinh trên cơ thể vật chủ

Chu kỳ sinh trưởng

Quá trình sinh trưởng của bọ chét trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Vòng đời của bọ chét thường kéo dài từ 20 – 35 ngày tùy theo điều kiện môi trường, bắt đầu từ khi con cái đẻ trứng.

Khi có khả năng sinh sản, bọ chét cái mới bắt đầu hút máu và chúng sẽ đẻ trứng ngay sau đó. Sau khi hút máu, bọ chét cái có thể đẻ từ 2-20 trứng.

Chúng đẻ trứng trong tổ trên cơ thể con vật bị nhiễm bệnh và trong chỗ ngủ của con vật. Ngoài ra, chúng còn sống thành đống rác, khe sàn, thảm Tùy theo điều kiện môi trường, từ 2-14 ngày, trứng nở thành ấu trùng.

Ấu trùng bọ chét phát triển bằng cách ăn các tế bào da chết của vật chủ hoặc phân bọ chét trưởng thành. Sau khi trải qua 3 lần lột xác, chúng nhả tơ tạo kén và bước vào giai đoạn nhộng.

Giai đoạn nhộng sẽ kết thúc và lột xác thành bọ chét trưởng thành trong vòng 1 tuần đến 6 tháng. Tuy nhiên, nếu điều kiện không đạt yêu cầu, thời hạn này có thể kéo dài hơn 6 tháng đến một năm.

Chiều dài của Loài bọ chét trưởng thành là từ 1,5 – 3,3 mm, thân màu đen hoặc đỏ thẫm. Di chuyển xa hơn nhờ đôi chân  sau dài và to. Lớp gai trên lưng hướng về phía sau, giúp chúng di chuyển thuận lợi trên lông hoặc dạ của vật chủ

Bọ chét có bao nhiêu loài ?

Bọ chét mèo:

Là loài bọ chét phổ biến, có số lượng nhiều và phân bố rộng rãi trên thế giới và cả ở Việt Nam. Hiện nay, người ta đã xác định được hai loài: Ctenocephalides felis felis và Ctenocephalides felis orientis.

Chúng sống trên da của mèo (mèo nhà). Ngoài ký sinh, chúng có thể truyền bệnh cho các động vật khác như chó, mèo và người.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LOÀI BỌ CHÉT MÀ BẠN NÊN BIẾT
Bọ chét di chuyển xa hơn nhờ đôi chân  sau dài và to

Bọ chét chó:

Bò chét chó sống kí sinh chủ yếu trên các loài chó sống ở vùng ôn đới, có tên gọi là Ctenocephalides canis. Chúng cũng có tập tính tương tự như bọ chét mèo. 

Bọ chét chuột:

Xenopsylla cheopis là tên gọi của loài ký sinh trên chuột, hay động vật gặm nhắm. Chúng không có hàng răng lược ở hàm và ngực giống như hai loài trên. 

Bọ chét người:

Loài bọ chét này có tên gọi Pulex Irrtans thường sống ấn náo trong các khe, kẽ, thảm trải sàn, chăn, màn, chiếu,…. Tuy nhiên, chúng thường rời đi sau khi hút máu người. 

Nhận biết và các bệnh do loài bọ chét cắn.

Dấu hiệu nhận biết 

Chúng ta sẽ cảm thấy đau nhói tại vùng da xung quanh vết cắn khi bị Loài bọ chét. Ngoài ra còn là bạn phát ban hoặc nổi mề đay. Khi bạn gãi nhiều vết thương có thể nhiễm trùng và tổn thương khi.

  • Chân và mắt cá chân là nơi thường xuyên bị bọ chét cắn
  • Xung quanh vết cắn xuất hiện các nốt mụn đỏ 
  • Vết cắn do chúng để lại thường tạo thành một đường thẳng hoặc nhóm 3 – 4 nốt.
  • Có một quầng đỏ bao xung quanh trung tâm vết cắn .
    Có một quầng đỏ bao xung quanh trung tâm vết cắn
    Có một quầng đỏ bao xung quanh trung tâm vết cắn

Bọ chét cắn thì nên làm gì?

  • Để tránh vết cắn trầy xước và gây nhiễm trùng thứ phát, không nên gãi, cào mạnh.
  • Để giảm triệu chứng sưng ngứa có thể dùng dầu tràm bôi lên vết cắn
  • Nếu vết cắn bị viêm có thể dùng thuốc sát khuẩn và kháng sinh hoặc corticoid bôi vào vùng da đang tổn thương

Các bệnh do loài bọ chét gây ra

  • Khi bị bọ chét cắn , chúng ta có thể bị nổi mề đay, mẩn ngứa và nghiêm trọng hơn là dị ứng hoặc viêm da 
  • Bọ chét chó mèo lây truyền bệnh sán dây 
  • Ngoài ra, nguy hiểm nhất vẫn là bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột.

Dịch hạch và sốt phát ban là bệnh do loài bọ chét chuột gây ra. Đây cũng được xem là căn bệnh nguy hiểm với mật độ lây lan cao. Nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

Những cách phòng và chống loài bọ chét.

  • Diệt bọ chét cho các vật nuôi bằng cách phun hoặc tắm. 
  • Ngoài ra nên rắc cả thuốc và trong ổ của chúng
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
  • Trồng cỏ sả, bạc hà và oải hương trong nhà.
  • Giặt thảm động vật mỗi tuần với nhiệt độ trên 50 độ

Trên đây là mọi thông tin chi tiết về loài bọ chét. Chúc bạn và gia đình có cách phòng chống và bảo vệ bản thân trước loài côn trùng này. 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *