Những câu hỏi thường gặp ở loài Kiến ĐẦY ĐỦ nhất bạn chưa biết

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Ở LOÀI KIẾN ĐẦY ĐỦ NHẤT BẠN CHƯA BIẾT

Kiến là loài thông minh
Kiến là loài thông minh

1.Kiến có nguồn gốc từ đâu?

Kiến được phát hiệ ra từ 100 triệu năm về trước, thuộc họ côn trùng, có họ hàng với ong vò vẽ. Tên khoa học của kiến là  Formicidae. Xã hội côn trùng trong đó loài kiến được xem là loài tiên tiến nhất. Phân tích phát sinh loài cho thấy kiến tách ra từ Kỷ Creta-giữa cách đây khoảng 110 đến 130 triệu năm.

Một chiếc tổ có thể là nơi trú ẩn của hàng triệu cá thể kiến. Và mỗi tập đoàn kiến thường hùng cứ cả 1 khu vực đất rộng lớn. Tuy có hàng triệu cá thể nhưng tổ kiến giống như 1 tổ chức cá nhân tất cả hợp thành 1 thể thống nhất.

2. Xã hội loài kiến được tổ chức như thế nào?

Một tổ kiến có cá thể đứng đầu được gọi là “ Kiến Chúa” và các kiến thợ. Những con kiến chúng ta hay thấy đó chính là kiến thợ.

Kiến thợ có nhiệm vụ kiếm thức ăn, nuôi ấu trùng, kiến chúa. Bảo vệ tổ và đấu tranh khi có kẻ thù xâm chiếm tổ

Đa số kiến trong tổ là kiến thợ có tuổi thọ 1-2 năm, Kiến đực được vài tuần hoặc vài tháng, Kiến chúa sống dai nhất là 30 năm.

Kiến là một tập đoàn đông đảo
Kiến là một tập đoàn đông đảo

3. Kích thước của Kiến ?

Con kiến có kích thước từ 0,5 đến 52 mm (0,030 đến 2,0 in). Kiến chúa có chiều dài trung bình thừ 6 cm. Con kiến có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng hầu như loài kiến có màu đỏ hoặc màu đen, có một số loài màu lục.

Kích thước nhỏ bé nhưng nó có thể mang vác được những vật nặng gấp 10- 50 lần. Để nâng vật nặng chúng phải dùng sức mạnh tập thể trong sự phối hợp. Chúng cùng nhau khiêng thức ăn kiếm được một cách rất dễ dàng, khi mà cả ngàn con cùng chung sức.

4. Trong tổ kiến có bao nhiêu con kiến ?

Mỗi tổ kiến trung bình có khoảng 100.000 con trong một đàn với một Kiến chúa duy nhất .

Hơn 12000 loài kiến được biết đến và tồn tại trên khắp các lục địa trừ Nam Cực, hầu hết chúng sống ở các vùng nhiệt đới.

Một tổ kiến ở khu rừng nhiệt đới Amazon có thể chứa 3,5 triệu con.

5. Cấu trúc cơ thể có gì đặc biệt ?

Cơ thể Kiến có 3 bộ phận
Cơ thể Kiến có 3 bộ phận

Cơ thể kiến chia ra làm 3 phần: đầu ngực, bụng. Ngực và bụng được nối lại với nhau bằng một điểm ta gọi là eo.

Cơ quan thị giác của kiến là bộ râu gấp khúc trên đầu có khả năng cảm nhận mùi vị, nghe ngóng động tĩnh và cảm nhận môi trường xung quanh.

Ngực kiến có tới 3 cặp chân, dưới mỗi chân có dạng móc giúp loài vật này leo trèo dễ dàng hơn.

6. Kiến sống trong môi trường nào?

Kiến có khả năng sinh tồn rất cao trong tất cả các điều kiện thời tiết. Khả năng sống sót ấy do thiên nhiên ban tặng, Kiến chịu được nhiệt độ cao.

Kiến thích sống trong những nơi cao ráo, nắng nóng, vì thế nó sinh sôi phát triển nhiều vào mùa xuân, và những ngày mưa ta thường thấy kiến bò vào trong nhà mình rất nhiều.

Kiến sống trên sa mạc
Kiến sống trên sa mạc

7. Kiến có thể ăn được những vật cứng không?

Với đôi hàm rắn chắc kiến có thể nhai được cả gỗ, gặm nhấm những vật cứng,đôi hàm chắc và  dùng để vận chuyển thức ăn, khiêng đồ vật hay dùng để xây tổ, tự vệ trước kẻ thù.

Kiến Carpenter thích làm tổ trong gỗ, phá hủy cấu trúc của gỗ .

8. Kiến phân biệt nhau như thế nào?

Kiến liên hệ với nhau qua 1 loại hóa chất gọi là pheromone. Như nhiều loài côn trùng khác, bằng bộ râu dài, mỏng Kiến có thể định vị được mùi vị, vị trí của thức ăn. Chúng dùng chất này phân biệt những con cùng tổ.

Pheromone cũng được Kiến áp dụng vào nhiều trường hợp khác.

Kiến tiết ra chất hocmon để làm dấu hiệu
Kiến tiết ra chất hocmon để làm dấu hiệu

Nếu 1 cá thể Kiến bị thương rất nặng trong quá trình bảo vệ tổ thì sẽ tiết ra chất pheromone với nồng độ cao hơn bình thường, đây như là 1 tín hiệu cảnh báo,

9. Kiến đẻ trúng hay đẻ con ?

Kiến là loài đẻ trúng, Kiến chúa sau khi giao phối với kiến đực Kiến có vòng đời “biến thái hoàn toàn” và phải trải qua các giai đoạn như trứng -> ấu trùng -> cá thể nhộng -> Kiến trưởng thành. Kiến chúa chỉ làm nhiệm vụ đẻ trứng, mọi việc khác đã có kiến thợ lo.

10. Kiến ăn thức ăn gì ?

Thức ăn của kiến rất đa dạng, Kiến là loài ăn tạp đủ thứ.một số loài kiến ăn hạt giống, động vật khác, nhưng cũng có loài kiến ăn cả nấm….. hầu hết loài kiến thích đồ ngọt, mật của rệp rừng

Kiến ăn xác động vật
Kiến ăn xác động vật

11. Kiến có ăn được không?

Ở một số bộ lạc ở châu phi họ bắt kiến và trứng kiến làm thức ăn cho bộ lạc

12. Kiến có chữa lành vết thương không?

Người Masai ở phía đông châu Phi có thói quen dùng kiến làm công cụ chữa lành vết thương. Khi sử dụng kiến thì vết thương sẽ nhanh lành lại và không còn chảy máu.

13. Kiến là tổ ở đâu ?

Kiến da số làm tổ trên cây, hoặc những nơi cánh đồng có diện tích lớn. Kiến nghiên cứu kỹ càng địa hình trước khi làm tổ. Kiến sống trong môi trường khí hậu ẩm ướt nhưng  nó làm tổ ở những nơi khô ráo trên cao

Tổ kiến được cấu tạo rất phức tạp với nhiều lối đi, nguyên vật liệu mà Kiến dùng để xây tổ bao gồm đất, lá cây,rễ cây,..

14. Loài kiến có nền giáo dục không?

Tất cả có được đều là nhờ sự giáo dục của ‘ thầy giáo” kiến. Không phải từ lúc hình thành đến khi đi kiếm ăn được, trở thành những con kiến trưởng thành đều là do bản năng di truyền, đó là quá trình học hỏi

Những con kiến “thầy giáo” trong tổ sẽ dạy cho các con kiến trẻ hơn làm công việc cần thiết, và sẽ huấn luyện cho tới khi những con kiến thợ thành thạo hết mọi công việc

15. Kiến có biết đánh nhau không?

Kiến thường được xem là loài hung dữ nhất( giống như ong), khi có sự xâm chiếm , kiến sẽ huy động toàn bộ lực lượng để chống lại kẻ thù. Chúng bảo vệ tổ bằng cách tiêm nọc đọc vào kẻ thù.

Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình. Loài kiến thậm chí có thể gây rối loạn tín hiệu hóa học, khiến cho đối phương nhầm lẫn và tự tấn công nhau.

Kiến đánh nhau rất hăng
Kiến đánh nhau rất hăng

16. Trong tổ kiến” có dịch vụ mai táng” kiến chết;

Khi trong tổ có kiến chết cả đàn sẽ tha đi ra ngoài tổ, vệ sinh sạch sẽ tổ đẻ tránh nhiễm trùng , lây lan bệnh tật cho cả đàn. Lũ kiến thợ sẽ lo việc khiêng vác dưới sự chỉ huy của một con kiến được cho là có vai trò đảm trách việc mai táng của đàn.

167. Kiến được xem là loài thông minh nhất trong các loài côn trùng?

Kiến biết nô lệ những con kiến khác đàn, giam cầm chúng và bắt chúng làm các công việc cho tổ.Một vài loài kiến sẽ bắt những con kiến ở loài khác về làm nô lệ và buộc chúng phải lao động cho mình.

Ở một số loài kiến mật thậm chí chúng sẽ nô dịch cả các con kiến cùng loài, chúng sẽ gây ra các cuộc chiến tranh đẻ bắt nô lệ từ các tổ khác.

18. Kiến có biết làm nông không?

Các nhà khoa học nghiên cứu thấy Kiến làm việc rất chăm chỉ. Kiến là một nhà nông thực thụ: Kiến biết trồng nấm làm thức ăn, và cách diệt trừ sâu bệnh trên nấm.  Kiến tiết ra chất trên cơ thể để tiêu diệt cỏ.

Kiến còn có khả năng chăn nuôi: Chúng biết nuôi các côn trùng như rệp và sâu bướm để lấy chất ngọt tiết ra từ những con côn trùng này. Khi đến thời điểm thu hoạch chất ngọt từ bầy côn trùng, kiến “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng. CHúng còn biết mang loài rệp đi đến những nơi có nguồn thức ăn phong phú hơn.

Kiến như nông dân thực thụ
Kiến như nông dân thực thụ

19. Kiến có lợi hay có hại với con người?

  • Kiến cũng giống như giun,trong quá trình đào đất làm tổ chúng xới đất lên làm cho đât tơi xốp, chúng sẽ cải thiện cấu trúc đất đáng kể. Cụ thể, chúng phân phối lại các chất dinh dưỡng khi chúng di chuyển các hạt đất từ ​​nơi này đến nơi khác, lưu thông lượng nước trong đất
  • Chúng giúp phân tán hạt giống đi khắp nơi, đến môi trường sống giàu dinh dưỡng và an toàn hơn. Những hạt giống bị kiến lấy đi cũng được bảo vệ tốt hơn khỏi sự truy đuổi từ các loài động vật săn bắt hạt và ít bị hạn hán.
  • Thức ăn kiến tích trữ sẽ làm cải thiện tính chất của đất, ở nhưng nơi đó đất có độ pH trung tính, và giàu nitơ và phốt pho.
  • Kiến tiêu diệt các loại côn trùng có hại đối với con người vì kiến không lựa chọn thức ăn ,chúng ăn tât cả mọi thứ chúng gặp. Kiến sẽ nhai mọi thứ từ ve đến mối, nếu có cơ hội, và thậm chí có thể bắt chước các động vật chân đốt lớn hơn, như bọ cạp hoặc bọ chét
  • Một số loại kiến như kiến lửa, kiến ba khoang lại là một số loài côn trùng nguy hiểm và đe doạ sự an toàn của con người và vật nuôi. Nếu bị loại kiến này cắn có thể gây đau đớn trong nhiều ngày, nọc độc của chúng cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Kiến ba khoang cắn sẽ tạo mủ
Kiến ba khoang cắn sẽ tạo mủ
  • Kiến ăn xác chết, ve, bọ chét, và chúng sẽ nhân tố truyền bệnh đi từ vật qua người.  Nguy hiểm hơn, loại vi khuẩn trên còn có thể gây ra chứng viêm ruột, viêm phổi hoặc gây tổn thương khi loài này xâm nhập vào máu và đi đến nhiều nơi trong cơ thể.
  • Khi chúng xâm nhập vào nhà làm tổ có thể chúng  làm hỏng các đồ nội thất từ gỗ, vật dụng như loa, tủ lạnh, máy giặt, dây điện và thiết bị trong quá trình xây dựng tổ.

Trên đây là những điều thú vị về loài kiến mà chúng ta biết. Dù chúng bé nhỏ nhưng chúng cựa kỳ thông minh, có sức mạnh phi thường . Xã hội loài kiến có rất nhiều điều đáng cho chúng ta tìm hiểu và học hỏi. Và càng tìm hiểu về thế giới côn trùng  cung quanh chúng ta càng thấy yêu cuộc sống này hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *