Đặc điểm sinh học ,tập tính , tuổi thọ , vòng đời của loài gián

Với rất nhiều người, gián luôn là nỗi ám ảnh và lo sợ. Bạn đã tìm hiểu về những đặc điểm sinh học, tập tính, tuổi trọ và vòng đời của loài gián chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm sinh học ,tập tính , tuổi thọ , vòng đời của loài gián
Đặc điểm sinh học ,tập tính , tuổi thọ , vòng đời của loài gián

Đặc điểm sinh học của loài gián

Gián là loại côn trùng bay thuộc bộ Blattodea. Gián xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỉ cần có sự sống của con người.

Đây cũng là loài có thân hình dẹt, dài và rất nhỏ. Thông thường, một con gián có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ từ 2,3 mm đến 80mm, tùy theo từng loài. Phần đầu ẩn dưới phần ngực tròn, được phân biệt bởi hai cái râu dài và bụng được chia làm khá nhiều đốt. Phần cánh gián bao phủ toàn thân chúng và cả cơ thể gián có màu đen hoặ màu nâu đậm đặc trưng.

Mặc dù thuộc loại côn trùng bay nhưng loài gián lại rất ít khi bay mà thay vào đó, chúng thường bò và tốc độ bò rất nhanh.

Gián là loại côn trùng bay thuộc bộ Blattodea
Gián là loại côn trùng bay thuộc bộ Blattodea

Hiện nay, theo nghiên cứu, trên thế giới có hơn 3600 loại gián khác nhau, được chia làm 6 họ. Loài gián chiếm số lượng lớn nhất, phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp đó là gián nhà, cụ thể là các loại như:

  • Gián Mỹ – Periplanete americana
  • Gián Úc – Periplanete australasiae
  • Gián có băng vàng, nâu – Supella longipalpa
  • Gián Đức – Blattella germanica

Vòng đời của gián

So với các loại côn trùng bay khác, loài gián có vòng đời tương đối nguyên thủy, chỉ đơn giản với 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và gián trưởng thành.

Sau khi đẻ trứng, các trứng gián sẽ tự động kết thành một ổ hình quả đậu nhỏ. Nhìn vào ổ trứng, chúng ta có thể phân biệt được các loài gián khác nhau tùy theo từng kích thước, màu sắc, đặc điểm,… Đa số gián sẽ đẻ trứng chỉ sau một đến hai ngày. Riêng với loại gián Đức, ổ trứng sẽ gắn liền trên thân gián mẹ, ở ngay phía sau lưng. Tùy vào môi trường, nhiệt độ và điều kiện sống, trứng gián có thể nở sau 1 đến 3 tháng.

loài gián có vòng đời tương đối nguyên thủy
Loài gián có vòng đời tương đối nguyên thủy

Những con gián con hay còn gọi là thiếu trùng, chỉ bé bằng vài mm, và chúng không có cánh. Khi mới nở, chúng sẽ có màu trắng trong, tùy từng con có màu trắng đục, nhưng chỉ sau vào tiếng nở, toàn thân gián sẽ dần dần chuyển sang màu đen hoặc nâu đậm. Gián phát triển và lớn lên bằng cách lột xác. Quá trình để lột xác từ một thiếu trùng thành con gián trưởng thành có thể từ 1 tháng cho đến vài tháng, thậm chí là 1 năm tùy vào từng loài.

Tuổi thọ của gián

Tuổi thọ của gián được tính bắt đầu từ khi chúng bắt đầu là một cái trứng nhỏ. Đa số các loài gián thường có tuổi thọ trung bình trên dưới 1 năm. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào môi trường sống, vào đặc điểm hình thái của từng loài,…

Tuy nhiên, vẫn có một số con gián đặc biệt có tuổi thọ lên tới vài năm. Những con gián ấy có kích thước tương đương với một con chuột trưởng thành.

Tuổi thọ của gián được tính bắt đầu từ khi chúng bắt đầu là một cái trứng nhỏ
Tuổi thọ của gián được tính bắt đầu từ khi chúng bắt đầu là một cái trứng nhỏ

Loài gián là loài có thể chịu được mọi sự khắc nghiệt nên chúng được gọi là “ tiểu cường”, nằm trong danh sách những loài vật sống dai và mãnh liệt nhất. Bằng chứng là chúng xuất hiện ở thời kì tiền sử, nhưng vào thời điểm trái đất bị diệt vong vào hàng triệu triệu năm trước, chúng vẫn sống sót và tồn tại dù hầu hết các loài vật khác đều bị diệt vong. Từng có một nghiên cứu cho rằng, loài gián vẫn có thể sống được 7 ngày sau khi bị mất đầu.

Tập tính của loài gián

Bởi sự phát triển đông đúc nên gián thường sống theo bầy đàn. Chúng thường tập trung thành các đàn lớn, trú ẩn trong các góc, các ngóc ngách, bất cứ nơi đâu có sự sống của con người đều sẽ có sự xuất hiện của loài gián này.

Gián thường hoạt động mạnh vào ban đêm. Ban ngày, chúng thường ẩn nấp ở các kẽ tường, khe tủ, những nơi ẩm thấp, tối tăm ít người lui tới trong nhà bạn.

bất cứ nơi đâu có sự sống của con người đều sẽ có sự xuất hiện của loài gián
bất cứ nơi đâu có sự sống của con người đều sẽ có sự xuất hiện của loài gián

Gián là loài côn trùng ăn tạp nhất, bởi chúng có thể ăn bất cứ thứ gì. Từ thực phẩm cho đến đồ dùng trong nhà, thậm chí là cả rác thải, các chất bẩn. Bất cứ thứ gì cũng có thể làm đồ ăn cho chúng. Vì vậy mà cơ thể chúng luôn bẩn và có mùi hôi khó chịu. Trên cơ thể của chúng luôn chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người.

Tác hại của loài gián

Gián là loại côn trùng lợi ít hại nhiều. Không chỉ cắn phá, làm hỏng hóc đồ dùng trong nhà, gây nên những thiệt hại về kinh tế cho con người, gián còn là nguyên nhân gây nên hàng loạt những căn bệnh, ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của chúng ta.

Chúng làm con người có thể mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn. Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lị, ngộ độc thực phẩm khi gián tiếp xúc với thực phẩm, đồ ăn của con người. Đối với những người có sức khỏe yếu hoặc với trẻ em, có thể có những bệnh như viêm đường tiết niệu, nặng hơn là xuất huyết và nhiễm trùng máu.

Gián là loại côn trùng lợi ít hại nhiều
Gián là loại côn trùng lợi ít hại nhiều

Một số cách phòng, chống gián

Hãy thảm khảo một số cách phòng, chống gián đơn giản cho ngôi nhà của bạn dưới đây:

  • Thường xuyên dọn dẹp, lau dọn nhà cửa, tránh để ngôi nhà của bạn ẩm thấp, chật chội, khó chịu
  • Trồng các loại cây có mùi hương xung quanh nhà
  • Để gọn và bảo quản các loại thực phẩm đúng cách, không để các loại đồ đã hỏng quá lâu trong nhà
  • Lắp các tấm lưới chắn lỗ nhỏ trên các ô cửa sổ, bịt kín các ô thoáng, những nơi gián có thể vào trong nhà bạn.

Như vậy, trên đây là những thông tin đầy đủ về loài gián. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin và kiến thức cần thiết với nhu cầu của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *