Dấu hiệu xuất hiện KIẾN và Cách ngăn chặn KIẾN

 

Kiến kiếm mồi
Kiến kiếm mồi

Khi ngôi nhà chúng ta đang bị Kiến làm phiền, dù không muốn hại nó nhưng những phiền toái ,nguy hại của nó đem lại nên chúng ta cảm thấy khó chịu, muốn đuổi nó đi.

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ THỨC ĂN CỦA KIẾN:

Kiến là loài côn trùng có lẽ là có sự phân bổ về địa bàn rộng nhất trong thế giới động vật. Chúng có thể sống ở khắp mọi nơi trên trái đất này, chỉ trừ vùng băng giá và đại dương. Loài vật này sống theo bầy đàn và chúng phân chia nhiệm vụ giống như một xã hội thu nhỏ.

Tổ kiến được xây dựng trên diện tích rộng lớn, vì chúng rất đông. CHúng rất kỹ khi lựa chọn nơi làm tổ, Kiến sẽ tránh làm tổ ở những nơi có xác đồng loại, vì chúng có thể là dấu hiệu của thiên địch hoặc bệnh tật. Chúng có khả năng phân tán khỏi tổ rất nhanh khi nhận thấy có dấu hiệu của sự nguy hiểm.

Một đàn kiến có hàng trăm ngàn con, lên tới hàng triệu con. Chúng đông đảo vô kể. Chúng sống ở môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Trong đàn kiến sẽ phân ra Kiến đẻ trứng ( Kiến Chúa), Kiếm ăn ( Kiến thợ),Một số con trong đàn sẽ được phân công dọn dẹp, giữ vệ sinh cho tổ, dọn dẹp cũng như mai táng xác những con kiến đã chết như đã nói ở trên.

Thức ăn của Kiến đa dạng, phong phú . Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng.Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.

Kiến ăn mật ong
Kiến ăn mật ong

Việc di chuyển thức ăn của chúng tương đối thuận lợi do có tính tập thể cao, chúng cùng nhau dìu thức ăn về tổ thành từng đàn, theo từng hàng lối nghiêm chỉnh. Trong đàn,  kiến thợ tìm kiếm thức ăn về tổ để nuôi kiến chúa , ấu trùng và dự trữ lương thực cho cả loài.

Có một chất hóa học đặc biệt giúp kiến liên hệ với nhau gọi là pheromone. Bộ râu dài của kiến có chức năng giống với nhiều loại côn trùng khác như định vị được mùi vị, vị trí của thức ăn, Cặp râu cũng là nơi thu thập thông tin về môi trường ngoài cho kiến.

Sự xuất hiện trong các ngôi nhà của kiến thường nhằm mục đích tìm kiếm thức ăn . Chúng sẽ tìm kiếm  các vị trí có nguồn thức ăn dồi dào cũng như là khu vực thuận lợi để sinh trưởng, phát triển ( khu vực ẩm thấp). Theo đó chúng có thể xuất hiện tại nhiều không gian chức năng của ngôi nhà như: phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm, tầng hầm.

Đường vào hang kiến
Đường vào hang kiến

Vì với số lượng đàn đông đảo kiến ít khi sẽ làm tổ trong nhà, mà nó sẽ làm tổ trên khoảng đât rộng có thể chứa vài triệu con kiến lớn nhỏ.

TÁC HẠI CỦA KIẾN:

Kiến luôn mang trên mình nhiều mầm bệnh. Loài kiến thường giết và ăn các loài gây hại phổ biến khác như ruồi và bọ chét để tiếp nối quá trình lây lan các mầm bệnh cho con người. Chúng có thể đe doạ sức khoẻ và sự an toàn của con người gián tiếp hoặc trực tiếp. Cũng có khi  bạn có thể sẽ nhiễm bệnh khi tiêu thụ các thực phẩm đã từng tiếp xúc với kiến.

Nguy hiểm hơn, loại vi khuẩn trên còn có thể gây ra chứng viêm ruột, viêm phổi hoặc gây tổn thương khi loài này xâm nhập vào máu và đi đến nhiều nơi trong cơ thể.

Kiến ăn xác chết côn trùng
Kiến ăn xác chết côn trùng

Khi dân cư loài kiến tăng lên, chúng xâm nhập vào các đồ nội thất từ gỗ, vật dụng như loa, tủ lạnh, máy giặt, dây điện và thiết bị trong quá trình xây dựng tổ.

Kiến xâm nhập làm hỏng các công trình xây dựng, làm cho nó xuống cấp.Trong khi kiến thợ mộc làm tổ trong các thiết kế gỗ của các tòa nhà và phá hoại chúng. Kiến thợ thích gặm nhấm, phá hoại những loại gỗ bị ẩm, mục nát để tạo ra những hang động cho đế quốc của chúng.

Nọc độc của kiến có thể làm cho người lớn, trẻ em bị mẩn ngứa, có khi bị bỏng rát. Với những trẻ nhạy cảm, nguy cơ dị ứng nặng gây khó thở cũng là một mối đe dọa cho trẻ .

Kiến phá hoại mùa màng: kiến nuôi rệp để lấy mật, Rệp lại là mối nguy hiểm cho những nhà nông , mùa màng. Những tổ kiến lớn được đào trên diện tích lón sẽ làm cho cây trồng trên đât đó bị khô héo mà chết.

Đàn kiến lửa sống trong rừng
Đàn kiến lửa sống trong rừng

Đặc biệt là kiến lửa hoạt động rất mạnh và rất hung dữ, và có thể giết động vật hang non hoặc gây ra đau đớn và sợ hãi cho con người.

DẤU HIỆU XUẤT HIỆN CỦA KIẾN VÀ CÁCH NGĂN CHẶN KIẾN

Chúng sẽ di chuyển theo đường díc dắc  ngoằn ngoèo – dựa trên dấu vết mà những con kiến trước đang thực hiện việc thăm dò để lại. Chúng tiết ra chất pheromone để đánh dấu đường đi. Vì vậy, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy chúng di chuyển lộn xộn không tuân theo quy luật gì cả. Và ngay trên đường đi của chúng có cả đất cát lẫn lộn.

Kiếm tìm mồi theo mùi của đồng loại.
Kiếm tìm mồi theo mùi của đồng loại.

Chúng ta thấy các gò đất được kiến thợ tạo ra khi chúng xới đất bên dưới lên khi đào các đường hầm và ngóc ngách bên trong tổ. Đống đất này chồng chất lên trên mặt đất, hình thành ụ.

Ụ đất có dưới chậu cây cảnh, hay ngóc ngách nào đó của ngôi nhà,.. Chứng tỏ kiến đã xuất hiện. Một số loài kiến thích làm tổ trong các bức tường hay các khu vực tối, yên tĩnh rất khó để phát hiện.

Cố gắng quan sát một khu vực rộng hơn để xem để  phát hiện ra nhiều con kiến ​​đang có cùng một hướng di chuyển về khu vực ,có thẻ là tổ của nó. Nếu bạn thấy chúng trong nhà bếp hay những khu vực bạn chuẩn bị thức ăn có nghĩa là trong nhà đã có kiến làm tổ.

Quan sát kiến trong bếp và lưu ý đặc điểm của chúng. Một số đặc điểm cần chú ý là kích thước và màu sắc. Kiến trong bếp thường là kiến đỏ hơi vàng hoặc kiến hôi( kiến riệng).

Khi đã phát hiện ra tổ kiến, sự xuất hiện của Kiến trong  ngôi nhà của chúng ta cần phải ngăn chặn sự xâm nhập của kiến. Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc diệt kiến được bán trên mạng, tạp hóa. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng mua chúng. Ngoài ra, bạn có thể dùng tới các biện pháp an toàn không hóa chất.

CÁCH NGĂN CHẶN KIẾN ĐƠN GIẢN:

Phấn viết có chứa các chất có thể phá vỡ pheromone (các dấu hiệu mùi hương để đánh dấu đường đi hoặc giao tiếp) của kiến.

TInh dầu cam chanh: Trộn một vài thìa nước cốt chanh với nước, sau đó đổ hỗn hợp vào bình xịt và xịt vào những nơi  kiến đi.

Đuổi kiến bằng chanh
Đuổi kiến bằng chanh

Baking Soda: Rải banking soda để nhử chúng. Khi kiến ăn banking soda chúng sẽ bị phình bụng và chết.

Tinh dầu bạc hà: pha loãng tinh dầu bạc hà với nước theo tỷ lệ cứ 10 giọt bạc hà với 200ml nước rồi xịt dung dịch này lên các khu vực chính như bậu cửa sổ, khung cửa nơi chúng thường qua lại hay xịt trực tiếp vào đàn kiến đang di chuyển, khiến chúng không thể nhận biết dấu hiệu pheromone của nhau. Có thể làm náo loạn hoặc đánh lạc hướng chúng.

Bột Ngô: kiến ăn bột ngô nhưng không thể tiêu hóa được, bị sình bụng và chết. Bột ngô vừa rẻ vừa thân thiện với môi trường nên có thể là lựa chọn sử dụng lâu dài và an toàn trong nhà bạn.

Diệt kiến bằng bột ngô
Diệt kiến bằng bột ngô

Mùi tỏi sẽ khiến lũ kiến hoảng sợ và phải tránh xa ngôi nhà của bạn. Khi tép tỏi bị khô, bạn sẽ thay thế một tép tỏi mới để duy trì việc đuổi kiến lâu dài.

Dầu hôi: dầu hỏa (dầu hôi) bôi vào khu vực góc nhà, ổ kiến và dọc đường đi của kiến sẽ khiến kiến không còn xuất hiện nữa.

TIêu bột: Một cách diệt kiến trong nhà cùng tiêu khác đó là rắc trực tiếp tiêu bột lên kiến đang bò cũng như tổ . Kiến sẽ bỏ đi khỏi nhà bạn sau một khoảng thời gian ngắn.

Cà phê: Các chất trong cà phê khiến kiến khi ăn vào, bụng của chúng sẽ nở ra và chết tại chổ. Do đó bạn có thể sử dụng bã cà phê,

Muối : rải muối ở thành cửa sổ, cửa ra vào hoặc những nơi có kiến đi qua để ngăn chặn sự xâm nhập của kiến, dù muối không có tác dụng giết chết kiến chỉ là xua đuổi kiến mà thôi.

Đuổi kiến bằng muối
Đuổi kiến bằng muối

DIỆT KIẾN TẬN GỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOA HỌC

Nhằm hạn chế sự xuất hiện của loài kiến trong nhà, ngoài diệt đuổi kiến dân gian , chúng ta có thể dùng các chất diệt kiến gia dụng kết hợp với bả kiến sẽ có tác dụng mạnh trong việc xua đuổi loài vật này ra khỏi nhà. CHúng ta có thể kiểm soát được  ngôi nhà của mình, giải quyết những mối lo không đáng có.

Gel diệt kiến:  Các sản phẩm bả diệt kiến được chế tạo dưới dạng gel để dễ phát huy ưu điểm trong quá trình sử dụng. Giọt gel chỉ cần được đặt một lần, từ đó phát huy công dụng diệt kiến. Cách đặt bả trong nhà để chúng ăn bả và mang bả trở về tổ , giúp tiêu diệt hầu hết bầy kiến và cả kiến con chưa ra khỏi tổ.. Vậy là tiêu diệt toàn bộ đàn kiến.Sản phẩm Maxforce Quantum, Optigard,…

Gel diệt kiến Marforce
Gel diệt kiến Marforce

Phấn thuốc diệt kiến: có 2 dạng: dạng viên và dạng bột

Phấn viên cũng dùng để vẽ lên đường đi của kiến và hoạt chất hóa học sẽ làm cho Kiến bị loạn phân biệt và làm đàn của chúng nháo nhào quên đường đi.Phấn diệt kiến không gây ô nhiễm, không hại cho người và gia súc, chỉ cần rửa tay sau khi sử dụng.

Phấn bột kiến VIpesco; Rắc bột phấn kiến nơi côn trùng thường qua lại hoặc trú ẩn, xung quanh tủ để thức ăn, thùng rác… Lưu ý: tránh để thuốc tiếp xúc với người, gia súc và thực phẩm. Cần rửa tay với xà phòng sau khi sử dụng phấn diệt kiến dạng bột.

Bột phấn kiến VIPESCO
Bột phấn kiến VIPESCO

CHúng ta có thể xịt thuốc diệt kiến lên tổ, ngóc ngách đường đi của kiến, tiêu diệt kiến tận gốc: Mappermethrin 50EC, Fendona, A Lé, Sumithrin,…

Phun hóa chất diệt con trùng
Phun hóa chất diệt con trùng

Khi kiến tàn pha mùa màng diện rộng thì phun xịt hóa chất bằng phương pháp bắn khói. Vừa diệt kiến và diệt được nhiều loài có hại như ruồi, muỗi ,kiến, dán,…

Bắn khói diệt côn trùng
Bắn khói diệt côn trùng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *