Tại sao diệt mối KHÔNG BAO GIỜ tận gốc? Tìm hiểu ngay

Loài mối là loài côn trùng gây hại có sự tàn phá nặng nề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người và môi trường. Đến nay đã có rất nhiều phương thức tiêu diệt loài côn trùng này ra đời. Tuy nhiên diệt mối vẫn luôn là một vấn đề nan giải đối với nhiều người và nhiều quốc gia. Hãy tìm hiểu nguyên do tại sao lại không thể tiêu diệt tận gốc loài côn trùng gây hại này nhé!

Tại sao diệt mối KHÔNG BAO GIỜ tận gốc? Tìm hiểu ngay
Tại sao diệt mối KHÔNG BAO GIỜ tận gốc? Tìm hiểu ngay

Tổ mối hình thành như thế nào?

Hiện nay có hàng trăm hàng nghìn loại mối xuất hiện trong môi trường, trước khi tìm hiểu nguyên do và cách tiêu diệt mối, hãy cùng tìm hiểu 4 tổ mối điển hình dưới đây

Thứ nhất: Tổ mối chúa

Tổ mối chúa là tổ mối có trọng lượng lớn nhất trong các tổ mối. Mối chúa có vai trò sinh sản chính ở trong tổ. Nếu diệt mối mà vẫn chưa tìm được mối chúa để tiêu diệt,  thì đó vẫn chưa phải là diệt mối tận gốc. Mối chúa rất ít khi ra khỏi tổ, trừ những khi tổ của nó bị ngập úng.

Tổ thứ 2: Tổ mối cánh

Mối cánh là thành phần không thể thiếu trong tổ mối cánh, chúng trải qua một vài lần lột xác từ mối non mà thành. Mối cánh cũng ra ngoài kiếm ăn giống như loài mối thợ

Vào mùa xuân hằng năm khi không khí thích hợp, nhất là vào trước cơn giông và hoàng hôn. Mối cánh thường bay ra khỏi tổ bay hướng về những nơi có ánh sáng. Sau khoảng 15 đến 20 phút bay thì bắt đầu rụng cánh, mối cánh đực sẽ tìm một con mối cánh cái, bám vào đuôi con cái và tìm nơi cư trú tại các vết lún để tạo ra tổ mới.

Tại sao diệt mối KHÔNG BAO GIỜ tận gốc? Tìm hiểu ngay
Tổ mối chúa là tổ mối có trọng lượng và kích thước to nhất trong các tổ mối

Thứ 3: Tổ mối lính

Mối lính là loài mối có các bộ phận và hàm răng khá phát triển, ở phần đầu mối lính có màu nâu hồng, có hạch độc nhỏ. Khi chiến đấu, mối lính sẽ tiết ra chất có màu trắng đục chứa axit để tiêu diệt kẻ thù.

Mối lính có chức năng canh phòng, báo động, và trinh sát mối lao động đi kiếm ăn. Khi có tiếng động bất thường của tiếng động mạnh hay sự thay đổi ánh sáng hoặc có dấu hiệu bị xâm nhập thì mối lính xông ra và báo động cho tổ. Khi một con báo động sẽ được truyền tiếp tạo thành những tiếng rào rào, âm thanh này tai con người có thể nghe được. Chính vì đặc điểm của mối lính có thể khiến chúng ta phát hiện được tổ mối đang hoạt động ở đâu.

Cuối cùng: Tổ mối thợ

Mối thợ có màu đặc trưng là màu trắng sữa trải đều từ đầu dọc xuống bụng. Nếu mối chúa có nhiệm vụ sinh sản, mối lính có nhiệm vụ canh gác, thì mối thợ cũng có vai trò rất quan trọng trong tổ. Mối thợ có nhiệm vụ: tìm thức ăn, xây dựng tổ mối chúa, mối lính bằng chính nguồn thức ăn qua đường ruột.

Do mối thợ thường xuyên phải di chuyển ra ngoài để tìm thức ăn, nên có thể lợi dụng điểm này để tiêu diệt tổ mối một cách gián tiếp. Như gây bệnh lây nhiễm và đầu độc.

Những cách diệt mối thường được áp dụng

Hiện nay có không ít những phương pháp tiêu diệt loài côn trùng này tại nhà khá đơn giản, ai cũng có thể áp dụng được. Vậy những cách diệt mối mà mọi người hay sử dụng là phương pháp nào hãy tham khảo dưới đây

Tại sao diệt mối KHÔNG BAO GIỜ tận gốc? Tìm hiểu ngay
Tại sao diệt mối KHÔNG BAO GIỜ tận gốc? Tìm hiểu ngay

Sử dụng hàn the

Theo kinh nghiệm của nhiều người, có thể dùng đường làm bánh kẹo và bột bắp đặt cạnh hàn the theo tỉ lệ 2:1:2. Trộn đều thành hỗn hợp có mùi thơm thu hút và dẫn dụ loài mối. Mối ăn phải hỗn hợp sẽ hấp thụ cả hàn the và chết từ từ.

Diệt mối dân gian bằng muối

Phương pháp này cực kỳ dễ làm, chỉ cần rắc muối hạt quanh khu vực mối làm tổ hay trên đường di chuyển của mối. Nếu phát hiện ra tổ mối,  có thể rắc trực tiếp muối vào tổ, sẽ giúp tiêu diệt và đuổi loài mối khỏi nhà

Diệt mối bằng cách dẫn nước làm ngập tổ mối

Loài mối có một đặc tính chính là không thể sống trong môi trường có nước. Lợi dụng đặc tính này, chúng ta có thể áp dụng cách dẫn nước hoặc đổ trực tiếp nước vào làm ngập tổ mối và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, đây phương pháp chỉ phù hợp với những tổ mối ngoài trời, và khuyến cáo không nên thực hiện trong các công trình xây dựng.

Ngoài những phương pháp vừa nêu trên, vẫn còn rất nhiều phương pháp tiêu diệt loài côn trùng gây hại này. Tuy nhiên, sau khi sử dụng những cách ấy, loài mối vẫn tiếp tục quay lại ngôi nhà, vậy có thể hay không thể diệt được mối tận gốc?

Tại sao diệt mối KHÔNG BAO GIỜ tận gốc? Tìm hiểu ngay
Hãy tìm hiểu và tham khảo những địa chỉ kiểm soát côn trùng uy tín để tiêu diệt tận gốc loài mối

Nguyên nhân không bao giờ diệt mối tận gốc?

Những nguyên nhân khiến chúng ta không bao giờ tiêu diệt được loài côn trùng này chính là:

  • Những phương pháp dân gian có thể chỉ xua đuổi tạm thời loài côn trùng này chứ không thể diệt tận gốc
  • Có thể tổ mối trong nhà đã bị diệt hết tuy nhiên nhà hàng xóm bị mối ăn nhưng không tiêu diệt. Vì vậy rất có thể mối từ nhà kế bên sẽ lan sang nhà bạn
  • Khi sử dụng diệt mối sinh học, có thể kỹ thuật viên diệt mối chưa tìm được hết các tổ mối trong nhà bạn nên vẫn còn có tổ chưa bị diệt tận gốc.

Để diệt mối tận gốc, bạn nên tìm hiểu và tham khảo những địa chỉ kiểm soát côn trùng uy tín. Tránh tình trạng đã diệt rất nhiều lần nhưng loài côn trùng này vẫn quay trở lại phá hoại ngôi nhà bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho quá trình tiêu diệt loài côn trùng gây ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *