Tổng quan về loài mối thợ – kẻ cống hiến không mệt mỏi

Loài mối thợ là một mối lo lắng cực lớn đối với con người. Bởi vì chúng thường ẩn náu trong gỗ, khó phát hiện hơn các loài côn trùng khác. Tốc độ sinh sôi nảy nở và sức tàn phá của chúng là tỉ lệ thuận với nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loài côn trùng này ngay nhé!

tổng quan về loài mối thợ
Tổng quan về loài mối thợ

Đặc điểm về hình thái của loài mối thợ

Hình thái bên ngoài

  • Loài mối thợ có phần đầu kém phát triển. Có mắt kép, do chúng dành thời gian chủ yếu là để làm việc trong bóng tối nên mắt đơn của chúng bị thoái hóa. Vì vậy, thị giác của chúng khá kém. Đa phần mối thợ đều mù.
  • Chiều dài khoảng 4-10mm.
  • Mối non và mối thợ có hình dáng khá giống nhau. Tuy nhiên, toàn thân mối non có màu trắng sữa, còn mối thợ thì lại có màu sậm hơn. 

Hình thái bên trong

Hệ tiêu hóa của loài mối thợ bao gồm 3 bộ phận chính là ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Ruột trước thì gồm có phần lỗ miệng, thực quản, diều, mề. Ruột giữa có ống ruột và các ống Malpighi. Ruột sau là nơi chứa những túi tiêu hóa phụ, ruột già, trực tràng và hậu môn. 

Loài mối thợ có cơ quan jhonton nhận nhiệm vụ phát hiện nhận biết đồng loại hoặc kẻ địchằm ngay trên đốt trụ của râu. Chúng sẽ co giật cơ đầu để tạo nên các tín hiệu phát thanh cho đồng loại.

Tổng quan về loài mối thợ - kẻ cống hiến không mệt mỏi
Mối thợ có hệ tiêu hóa gồm 3 bộ phận

Vòng đời của loài mối thợ

Loài này cũng có vòng đời giống với nhiều loại côn trùng khác. Đó là bao gồm từ trứng, ấu trùng và con trưởng thành.

Giai đoạn trứng

Trứng thì được mối chúa sinh ra, có hình bầu dục và màu trắng. Kích thước của chúng thực sự rất nhỏ. Những con mối chúa sau khi đẻ trứng thì sẽ đặt trứng của mình ở những nơi an toàn nhất, ví dụ như dưới lòng đất hoặc trong tường, thân gỗ. Trứng có thể nở thành nhiều loại bao gồm cả mỗi thợ, mối cánh hoặc mối lính…

Giai đoạn ấu trùng

Trứng sẽ nở thành ấu trùng sau từ 30 ngày đến 60 ngày. Ấu trùng của mối thợ có màu trắng đục, kích thước cũng nhỏ như trứng. Để có thể phát triển đầy đủ và lớn dần lên, chúng phải trải qua rất nhiều lần lột xác. 

Khi ở giai đoạn ấu trùng thì chúng cũng ăn gỗ, chính xác hơn là chất cellulose có trong gỗ. Tuy nhiên ấu trùng không ăn trực tiếp, mà phải cần sự giúp đỡ từ những con mối trưởng thành. Sau khi mối thợ nuốt và tiêu hóa thức ăn sẽ xuất ra hậu môn. Đó mới là nguồn thức ăn cho ấu trùng.

Quá trình này có vẻ diễn ra hơi cồng kềnh nhưng đó là do kết cấu cơ thể của loài này khá đặc biệt. Trong ruột mối vốn có các vi sinh vật để phân giải cellulose, nhưng ấu trùng lại không có. Vậy nên ăn phân của loài mối thợ mới giúp ấu trùng cung cấp đủ nguồn thức ăn dinh dưỡng để phát triển.

Tổng quan về loài mối thợ - kẻ cống hiến không mệt mỏi
Ấu trùng phải ăn cellulose có trong phân của mối thợ 

Giai đoạn con trưởng thành

Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng mối thợ dần hình thành đủ các cơ quan, bộ phận cơ thể cần thiết và trở thành loài mối trưởng thành. Đây chính là giai đoạn mà chúng sẽ phân rõ ra các chủng loại, chúng ta sẽ nhận biết được chúng là mối thợ, mối lính hay mối cánh.

Tuổi thọ của loài mối thợ

Mối thợ có vòng đời khá đơn giản và tuổi đời tương đối ngắn. Nhiều nhất chỉ có thể tồn tại đến 3 năm. Chúng thuộc nhóm côn trùng vô sinh.

Vai trò của loài mối thợ

Trong tổ mối thì thông thường loài mối thợ sẽ chiếm số lượng đông đảo nhất, lên tới 70% đến 80%. Vì chúng có cái biệt danh là mối lao động nên rõ ràng là chúng phải làm việc rất nhiều. Cũng bởi đó mà chúng giữ vai trò rất quan trọng. Chúng đảm nhận nhiệm vụ làm đường, xây tổ đến chuyển trứng  và nuôi mối con. Chắc hẳn chúng phải rất bận bịu và chăm chỉ. Ngoài ra, khi chúng bị tấn công, chúng cũng chính là lực lượng chiến sĩ chính để chiến đấu bảo vệ vương quốc của mình. 

Loài này thường sử dụng bùn đất và đồ ăn để xây tổ cho chắc chắn. Tổ của chúng cũng có quy mô rất rõ ràng, chia làm tổ chính và phụ. Cả đàn mối sẽ cùng nhau sinh sản và sinh hoạt với nhau. Có thể các bạn chưa biết, ở Châu Phi từng có một gò mối cao tới tận 10m do mối thợ xây dựng rất chắc chắn. Đúng là góp gió thành bão đúng không các bạn?

Tổng quan về loài mối thợ - kẻ cống hiến không mệt mỏi
Mối thợ có rất nhiều vai trò từ xây tổ đến nuôi con

Tác động của loài mối thợ đối với đời sống con người

Mối đe mang lại nguy hại cho các công trình

Loài mối này rất chăm chỉ xây tổ, nên chúng cũng chăm chỉ kiếm tìm mọi địa điểm tốt nhất để có thể làm tổ hoặc tìm nguyên liệu. Chúng có thể tìm đến mọi loại kiến trúc nhà cửa công trình. Từ nhà tranh nhà lá đến nhà gỗ và các công trình bằng bê tông chắc chắn. Thậm chí chúng còn tấn công vào các đường dây cáp, những mạch điện tử… gây ngưng trệ đường truyền, chập mạch, mất các kết nối mạng. Không chỉ phá hủy công trình mà còn khiến ta phải tốn chi phí sửa chữa rất nhiều.

Không những thế, chúng còn đào dưới lòng đất, dưới các móng nhà. Lâu dần sẽ làm rỗng nền móng gây nguy hiểm rất lớn cho an toàn của con người.

Tổng quan về loài mối thợ - kẻ cống hiến không mệt mỏi
Loài mối này ăn gỗ và tàn phá công trình

Tàn phá những tài sản khác

Nguy hiểm nhất là đối với các đồ gỗ, vì mối có nguồn thức ăn chính là gỗ. Lượng mối phá hủy trong các đồ vật bằng gỗ trong gia đình bạn là vô cùng lớn. Nhà nào mà chuyên sử dụng đồ gỗ, yêu thích đồ gỗ chắc chắn phải rất đề phòng loài côn trùng này. Bạn thấy đồ vật trong nhà còn rất đẹp và lành lặn, nhưng có thể bên trong đã bị mối ăn đến mục rỗng luôn rồi. Những trường hợp đồ gỗ bị hư hỏng kiểu như thế hầu như sẽ khó sửa chữa mà chỉ chờ để đổi cái mới thôi. 

Trên đây là một số chi tiết tổng quan về loài mối thợ mà chúng tôi tổng hợp và gửi đến các bạn. Cũng như hầu hết các loại côn trùng khác, loài này cũng có những mối nguy hại nhất định. Vì vậy quý bạn đọc hãy luôn cảnh giác và sử dụng các biện pháp phòng trừ mối an toàn nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *