Tổng hợp danh sách ĐẦY ĐỦ NHẤT về các loài kiến ở Việt Nam

Theo các nhà khoa học, có tận 37 loại kiến ở Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến như kiến hôi, kiến lửa,… Tuy nhiên, loài kiến không gây hại cho con người. Nhưng với tập tính xã hội cao và chúng thường xuất hiện ở khắp mọi nơi, nên việc tìm hiểu về chúng sẽ phần nào giúp ích trong việc diệt trừ loài côn trùng này.

Theo các nhà khoa học, có tận 37 loại kiến ở Việt Nam
Theo các nhà khoa học, có tận 37 loại kiến ở Việt Nam

Tham khảo dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp VPC

Thông tin về loài kiến ở Việt Nam

Kiến hay loài côn trùng có tên khoa học là Formicidae. Chúng là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài ở trong họ này thì thường có tính xã hội cao, chúng có khả năng sống thành tập đoàn lớn, quân số có thể lên tới hàng triệu con

Vòng đời phát triển của kiến

  • Những con kiến cái thường sẽ đẻ trứng ngay, hoặc 1 số con có thể đợi đến mùa Xuân.
  • Khi chúng bắt đầu đẻ trứng thì những con kiến chúa đẻ khoảng 1 trứng một ngày.
  • Trứng chỉ mất 25 ngày để phát triển thành ấu trùng và chúng cũng sẽ tự tạo ra một sợi chỉ cho mình, 10 ngày sau đó thì tạo thành một kén trắng nhỏ.
  • Nếu ở điều kiện thuận lợi để phát triển, trứng kiến sẽ nở trong vài tuần sau.
  • Kiến chúa sẽ nhịn ăn hoặc uống cho đến khi trứng của chúng đã nở thành kiến thợ.
  • Những con kiến cái có thể sống bằng chính cơ của đôi cánh đã rụng hoặc chúng sẽ ăn vài quả trứng đã sinh ra

Nguồn thức ăn của loài kiến

  • Kiến là loài côn trùng có nhiều loại thức ăn.
  • Một số chúng sẽ ăn hạt giống hoặc săn động vật khác. Và có cả những loài kiến ăn nấm… nhưng hầu hết chúng sẽ thích đồ ngọt hay mật của rệp vừng.
  • Những điều mà kiến làm được hầu hết là do bản năng.
  • Những con kiến sẽ săn tìm mồi ở khắp mọi nơi. Có khi chúng còn lấy của các tổ khác.
  • Việc vận chuyển thức ăn của loài kiến tương đối thuận lợi. Vì có tính tập thể cao, loài kiến sẽ cùng nhau dìu thức ăn về tổ thành từng đàn, theo từng hàng lối nghiêm chỉnh.

Một số loài kiến ở Việt Nam

Kiến ba khoang

Kiến ba khoangloài kiến ở Việt Nam được coi như loài phổ biến và gây nguy hiểm nhất hiện nay. Ở trong cơ thể của chúng có chứa một loại độc tính, nó có thể mạnh gấp 15 lần nọc của rắn hổ. Chúng ta cần phân biệt được loài kiến này để tránh khỏi sự tấn công của chúng.

Kiến ba khoang là loài kiến ở Việt Nam được coi như loài phổ biến
Kiến ba khoang là loài kiến ở Việt Nam được coi như loài phổ biến

Cách nhận biết được loài kiến này cũng rất là đơn giản. Cơ thể của chúng thường có màu cam tối, bụng nhọn, phần bụng có 3 đốt, chúng bay và chạy được rất nhanh. Ở trên vùng giữa phát ra ánh sáng ngũ sắc, óng ánh màu xanh. Đi kèm là đôi cánh cứng. Phần phía dưới lớp cánh cứng ấy còn có 1 lớp trong suốt được gấp lại gọn gàng.

Kiến đen

Kiến đen là loài kiến thường có kích thước khoảng từ 2,5 đến 3m. Ở bên ngoài, chúng có màu sắc đen bóng. Loài kiến này sinh sản bằng cách đẻ trứng. Và khi ấu trùng của chúng nở ra ngoài thì sẽ được kiến trưởng thành tự chăm sóc và nuôi dưỡng. Kiến đen sống theo bầy đàn với số lượng cực kì đông đảo. Chúng thích làm tổ dọc theo các vết nứt của bức tường, thân gỗ mục hoặc xi măng.

Kiến đen là loài kiến thường có kích thước khoảng từ 2,5 đến 3m.
Kiến đen là loài kiến thường có kích thước khoảng từ 2,5 đến 3m.

Kiến đen chủ yếu thích đi kiếm thức ăn trong nhà bếp, ở chỗ có rác và thậm chí là phân động vật. Chúng sẽ không tấn công người tuy nhiên lại có nguy cơ lây khuẩn cao cho con người. Ví dụ như chính là bệnh khuẩn salmonella. Để tiêu diệt kiến đen hiệu quả và tận gốc, bạn cần phải tìm ra chúng và xử lý tận gốc tổ của chúng.

Kiến lửa

Loài kiến ở Việt Nam này có màu nâu đồng ở phía trên phần đầu và thân, còn bên dưới phần bụng sẽ sậm màu hơn. Chúng có kích thước phân biệt rõ ràng giữa con kiến chúa và kiến thợ. Kiến chúa của loài này thường có kích thước từ 5-8 mm, còn con kiến thợ dài khoảng 1,8mm. Thức ăn được chúng yêu thích chính động vật chết như những con côn trùng, giun đất hoặc các loại động vật có xương sống.

Loài kiến ở Việt Nam này có màu nâu đồng ở phía trên phần đầu và thân, còn bên dưới phần bụng sẽ sậm màu hơn.
Loài kiến ở Việt Nam này có màu nâu đồng ở phía trên phần đầu và thân.

Kiến thợ đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn. Các con kiến thợ sẽ đi thu thập những dịch ngọt, hoặc protein và chất béo về cho đàn của mình. Kiến lửa thường làm tổ ở dưới đất, một ụ tổ của chúng có thể cao lên đến 40 cm. Loài này rất hay tấn công người, những vết cắn của chúng rất đau và thường gây ra phản ứng viêm, phồng da trong vòng 48 giờ.

Kiến hôi

Những con kiến hôi này thường có kích thước cơ thể khoảng 1,5-2 mm.  Kiến hôi cũng có khả năng sống đến nhiều năm. Loài kiến này thường xuyên tìm kiếm thức ăn ở trong nhà, chúng thích những thực phẩm có đường, những loại thức ăn của vật nuôi. Kiến hôi ưa thích làm tổ ở nơi có điều kiện ẩm thấp, số lượng cá thể mà trong đàn của chúng dao động từ 100 đến 10.000. Điểm đặc biệt để dễ dàng phân biệt loài kiến ở Việt Nam này với các loài kiến khác chính là chúng có mùi hôi đặc trưng phát ra khi cơ thể chúng khi bị đè nát.

Loài kiến này thường gây hại ở điểm những con kiến sẽ tấn công liên tục vào thức ăn và thực phẩm
Loài kiến này thường gây hại ở điểm những con kiến sẽ tấn công liên tục vào thức ăn và thực phẩm

Loài kiến này thường gây hại ở điểm những con kiến sẽ tấn công liên tục vào thức ăn và thực phẩm làm chúng ta cảm thấy khó khăn trong việc bảo quản đồ ăn cũng như khó khăn trong việc đuổi chúng ra khỏi nhà.

Kiến càng

Đặc điểm nổi bật của loài kiến càng nằm ở chỗ cặp càng của chúng rất to khỏe, và luôn sẵn sàng chiến đấu với mọi đối thủ.

Cặp càng của chúng rất to khỏe, và luôn sẵn sàng chiến đấu
Cặp càng của chúng rất to khỏe, và luôn sẵn sàng chiến đấu

Kiến sư tử

Loài kiến ở Việt Nam này thì thường xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chúng chủ yếu sống ở các vùng đất cát khô. Kiến sư tử khi trưởng thành sẽ thường ăn mật hoa, phấn hoa, và cả một số loài khác để nuôi sống cơ thể.

Chúng chủ yếu sống ở các vùng đất cát khô.
Chúng chủ yếu sống ở các vùng đất cát khô.

Nhện kiến

Đây là loài kiến khá là đặc biệt. Bởi chúng thường có một mùi hương ở cơ thể rất khó chịu. Chính vì điều đó mà giúp loài kiến này tránh được một số kẻ thù như những loài chim, ong bắp cày và nhện nhảy. Mùi hương đó xuất phát từ chất axit formic, biểu hiện tính hiếu chiến của kiến.

Chúng thường có một mùi hương ở cơ thể rất khó chịu
Chúng thường có một mùi hương ở cơ thể rất khó chịu

Kiến đầu to

Kiến Đầu To, là loài kiến có nguồn gốc từ vùng châu Phi. Chúng là loài sống sinh sống du mục, thông qua các con đường thương mại của con người. Loài này cũng là loài vô cùng hung hăng, dù có bất kỳ con vật nào có ý định xâm nhập lãnh địa của chúng đều sẽ bị chúng tấn công ngay, kể cả kiến, những con bọ kiến, bướm đêm hoặc nhện.

Là loài kiến có nguồn gốc từ vùng châu Phi.
Là loài kiến có nguồn gốc từ vùng châu Phi.

Trên đây là toàn bộ danh sách đầy đủ nhất về các loài kiến ở Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên đây mà Pest 247 chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về loài động vật này cũng như có phương pháp xử lý hiệu quả chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *