REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam

Gián là một loài côn trùng phổ biến tại Việt Nam và các nước trong vùng nhiệt đới nói chung. Có tới 4.000 ngoài gián trên khắp thế giới nhưng chỉ có 40 loài là gây hại. Hiện nay gián ĐứcGián Mỹ là 2 loài phổ biến và thường gặp nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loài gián thường gặp.

REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam
REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam

 

Tìm hiểu chung về các loài gián thường gặp 

Đặc điểm chung của các loài gián thường gặp 

Hầu như tất cả các loài gián thường gặp đều có kích thước ngoại hình giống nhau. Chúng đều có 2 đôi cánh ôm khít lưng, 6 chân trải dài trên khắp cơ thể, 2 râu ở đầu khá dài. Kích thước tuỳ từng giống từ 2-80mm, thân có màu nâu và chúng rất ít khi bay lên. Chúng thường có mùi hôi.

Chu kỳ sinh sản của loài gián được thực hiện qua 3 giai đoạn trứng, gián non, gián trưởng thành. Trứng gián cần một thời gian từ 1-3 tháng để nở thành gián con. Gián con hay còn gọi là thiếu trùng sẽ không có cánh và kích thước nhỏ vài mm. Điểm đặc biệt khi thiếu trùng mới nở sẽ có màu trắng và sau vài giờ chúng sẽ tự động chuyển sang màu đậm hơn. Để đạt được gián trưởng thành thì cần từ 1 tháng đến hơn 1 năm tuỳ giống khác nhau. Lúc đó cánh gián cũng sẽ dần dần tự mọc lên.

Khả năng truyền bệnh của các loài gián thường gặp 

Nếu bạn nghĩ các loài gián thường gặp chỉ là loài côn trùng vô hại thì đây thực sự là suy nghĩ sai lầm. Bởi vì chúng sống trong môi trường ẩm thấp bẩn thỉu nên việc truyền bệnh đến con người thực sự dễ dàng. Chúng hay bò vào nơi có đồ ăn, những quần áo, chăn đệm để gặm nhấm truyền bệnh.

Vì chúng thường có mùi hôi nên khi bám vào quần áo sẽ gây mùi rất khó chịu.

Mặc dù gián không phải là tác nhân gây bệnh trực tiếp nhưng chúng lại là vật truyền bệnh trung gian. Con gián luôn luôn mang mầm bệnh chảy, kiết lỵ, tả, hàn, virus bại biệt,…Vậy nên chúng ta nên phòng ngừa gián sinh sống trong nhà của mình, tránh gây hậu quả đáng tiếc về sau.

Tập tính của các loài gián thường gặp 

Với các loài gián thường gặp nhất thì lợi ít hại nhiều nên chúng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sinh hoạt.

Ở những nơi có khí hậu ẩm thấp và ấm áp chính là nơi điều kiện thuận lợi cho gián phát triển. Chúng tấn công trực tiếp vào nhà, gây mầm mống truyền bệnh đến cho con người và vật nuôi. Loài gián thường sống theo bầy đàn và hoạt động nơi yên tĩnh nhất là về đêm. Khu vực chúng thường ẩn nấp góc tủ, đường ống, nhà wc, chuồng gia súc, tủ đựng bát đũa, khe tường, kẽ tủ,…

Gián là một loài côn trùng gặm nhấm nên chúng ăn rất nhiều đồ. Điển hình như sữa, đồ ngọt, hoa quả,…thậm chí chúng còn gặm nhấm sách vở, quần áo, đồ dùng,… Chúng sẽ gặm nhấm tất cả thứ gì có thể gặm được.

Một vài biện pháp phòng ngừa các loài gián thường gặp

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ gìn sạch sẽ
  • Cải tạo môi trường sống thường xuyên
  • Có thể áp dụng các biện pháp dân gian để đánh đuổi chúng
  • Nếu gián nhiều thì sử dụng thuốc diệt trừ
  • Sử dụng dịch vụ phun thuốc phòng ngừa côn trùng tại công ty

Một vài các loài gián thường gặp

Gián Đức

REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam
Sau khi trứng nở thành gián non thì chúng cần phải từ 30-60 ngày để phát triển thành gián trưởng thành

Hình dạng

  • Con trưởng thành có kích thước từ 10-15mm
  • Đầu có 2 râu và 2 sọc dọc đậm
  • Có 6 chân không quá dài
  • Con đực có màu nâu vàng nhạt và dài hơn con cái
  • Con cái màu nâu đạm hơn và bụng tròn hình trái mận

Vòng đời

  • Mỗi một lần sinh sản con cái cho ra từ 5-9 bọc trứng, mỗi bọc có từ 35-45 quả
  • Sau khi trứng nở thành gián non thì chúng cần phải từ 30-60 ngày để phát triển thành gián trưởng thành
  • Hơn 100 ngày là vòng đời của gián trưởng thành

Thói quen

Chúng chính là nguyên nhân gây nên dịch hại truyền nhiễm trong khu vực dân cư đông. Điển hình chung cư, nhà hàng, khách sạn,…

Gián Đức ưa thích các khu vực tối, nơi ẩm thấp. Chúng thường trú ngụ dưới các hòm tủ trong nhà, đặc biệt là khu vực bếp ăn.

Gián Mỹ

REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam
Gián Mỹ có chiều dài dài hơn gián Đức, con trưởng thành có kích thước từ 35-40mm

Hình dáng

  • Gián Mỹ có chiều dài dài hơn gián Đức, con trưởng thành có kích thước từ 35-40mm
  • Chúng có màu đỏ nâu đậm gần giống màu socola
  • Có 6 chân khá dài

Vòng đời

  • Con cái một lần sinh sản đẻ ra từ 10-90 bọc trứng và mỗi bọc từ 15-30 quả trứng
  • Để trở thành gián trưởng thành thì gián non mất 150 ngày liên tiếp
  • Gián trưởng thành có tuổi thọ từ 100 ngày đến 3 năm

Thói quen

Gián thường trú ngụ trong khu vực ẩm thấp và bẩn. Điển hình như cống, rãnh, nhà wc,…

Chúng được coi như một loài gây truyền bệnh nguy hiểm

Gián sọc nâu

REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam
Được coi như loài gián nhỏ nhất, gián sọc nâu có kích thước rất bé, chỉ từ 10-14mm

Hình dáng

  • Được coi như loài gián nhỏ nhất, gián sọc nâu có kích thước rất bé, chỉ từ 10-14mm
  • Có 6 chân trải dài trên thân
  • Giữa thân có 1 đường sọc dài
  • Râu dài hơn thân

Vòng đời

  • Con cái mỗi lần đẻ lên tới 15 bọc trứng và mỗi bọc chưa chỉ có 15 quả trứng
  • Con non mất 55 ngày để phát triển thành gián trưởng thành
  • Gián trưởng thành có tuổi thọ từ 90-115 ngày
  • Chúng thường sinh sống nơi nhiệt độ nắng ấm khoảng 30 độ

Thói quen

Gián sọc nâu thích sinh sống trong môi trường ẩm thấp và nóng ấm. Chúng thường trú ngụ trong nhà wc, nhà bếp, đường ống dẫn,…

Gián Phương Đông

Gián Phương Đông có tên theo giới khoa học là Blatta orientalis, một trong các loài gián thường gặp có kích thước khá lớn trong loài. Khi trưởng thành chúng có kích thước khá lớn từ 2,5-3cm. Cơ thể màu nâu đậm và bóng bẩy, cánh gián khá ngắn và ép sát vào cơ thể. Nếu như các loài gián thường gặp nhất có đôi râu khá dài bằng cơ thể thì râu gián này ngắn đi rất nhiều.

REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam
Gián Phương Đông nhận dạng rất dễ vì chúng có kích thướng to và màu sắc đen sì

Gián là thường sinh sống bên ngoài trời, chúng thường làm tổ dưới mùn cây, tán lá, tảng đá,…Gián Phương Đông rất thích ăn đồ bẩn đặc biệt là rác thải và các chất đang trong quá trình phân huỷ. Vì thế cho nên khi chúng xuất hiện trong nhà bạn sẽ có mùi hôi hám và rất nguy hiểm hơn khi chúng truyền bệnh.

Gián Phương Đông nhận dạng rất dễ vì chúng có kích thướng to và màu sắc đen sì. Vì vậy nếu thấy trong nhà xuất hiện hãy tìm mọi cách đánh đuổi chúng đi càng nhanh càng tốt.

Gián Úc

Có tên khoa học là Periplanete australasiae. Chúng sinh sống chủ yếu tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. Gián Úc gần giống loài Gián Mỹ nhưng kích thước cơ thể bé hơn chỉ khoảng 35mm. Và màu sắc của loài gián này cũng đen sậm hơn so với một số loài khác.

REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam
Gián Úc gần giống loài Gián Mỹ nhưng kích thước cơ thể bé hơn chỉ khoảng 35mm

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của loài này chính là hai bên rìa cánh có 2 vệt sọc màu vàng nhạt. Một ổ gián Úc có khoảng gần 30 trứng.

Gián băng vàng

Với tên khoa học là Supella longipalpa. Gián có băng vàng nâu xuất hiện hầu hết tại các khu dân cư, nơi nhà cửa đông đúc.

REVIEW đánh giá các loài gián thường gặp nhất tại Việt Nam
Ổ trứng của loài gián này có kích thước từ 3-5mm và một ổ có khoảng 15 quả trứng.

Chiều dài cơ thể khá nhỏ từ 10-15mm và điểm đặc biệt là trên thân có một dải màu vàng ngang lưng. Ổ trứng của loài gián này có kích thước từ 3-5mm và một ổ có khoảng 15 quả trứng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *