GIÁN gây ra những tác hại không lường nào ? – Thống kê bất ngờ

Gián là loài côn trùng có cánh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trong nhà bạn. Đây cũng là một trong những loài côn trùng bay phổ biến nhất tại Việt Nam. Bạn đã biết những thông tin về chúng và tác hại của gián chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

GIÁN gây ra những tác hại không lường nào ?
GIÁN gây ra những tác hại không lường nào ?

Tìm hiểu về loài Gián

Gián là gì?

Gián là loại côn trùng bay thuộc bộ Blattodea, với kích thước khá nhỏ bé thùy theo từng loài. Thông thường, gián có thể dài từ 2,3mm đến 80mm, toàn thân màu nâu sáng hoặc đen. Chúng có một đôi cánh cứng ôm toàn bộ cơ thể. Mặc dù thuộc nhóm côn trùng bay nhưng chúng rất ít khi bay.

Gián cũng là loại vật sống dai và rất khó tiêu diệt hoàn toàn.

Gián cũng là loại vật sống dai và rất khó tiêu diệt hoàn toàn.
Gián cũng là loại vật sống dai và rất khó tiêu diệt hoàn toàn.

Gián có ở những đâu?

Loại gián phổ biến nhất hiện nay là gián nhà. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới. Sinh trưởng mạnh ở những nơi ẩm thấp, có lượng thức ăn thích hợp.

Đây là loài côn trùng hay hoạt động mạnh vào ban đêm và sống theo bầy đàn. Thông thường, vào bạn ngày, chúng thường tìm những nơi ẩn nấp, có thể là những ngóc ngách, kẽ tủ, những nơi ẩm thấp và ít ánh sáng chiếu vào trong nhà bạn.

Những tác hại không lường gián gây ra

Lây truyền các chất bẩn, độc hại khắp mọi nơi

Gián là loại vật ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì và xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu nên đây là loại côn trùng có mùi hôi và mang nhiều chất bẩn. Chúng có thể mang những chất bẩn, những thứ độc hại, thậm chí là cả vi khuẩn, những loại virut lây truyền từ bên ngoài, dính lên cơ thể chúng xâm nhập vào nhà bạn. Làm lây lan và truyền nhiểm sang cho con người.

Lây truyền các chất bẩn, độc hại khắp mọi nơi
Gián làm lây truyền các chất bẩn, độc hại khắp mọi nơi

Gián là loài côn trùng có thể cắn người

Đây là một tác hại mà ít ai có thể ngờ tới khi gián gây ra cho con người. Một số loài gián, chúng thường rất thích gặm nhấm móng chân, móng tay, những vùng da mềm mại của con người, đặc biệt là trẻ em. Những vết cắn của gián sẽ không có độc nhưng sẽ gây ngứa cho con người trong một thời gian. Đây cũng là dấu hiệu mà nhiều người nhầm lẫn với vết bị con vật khác cắn.

Ngoài ra, tác hại nghiêm trọng hơn đó là khi chúng ta ngủ, gián có thể chui vào mũi hoặc tai con người, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số loại trứng và ấu trùng có thể sẽ bị dính lên cơ thể con người, gây nên các bệnh về da, bị kích ứng và và những bệnh về hô hấp.

Là tác nhân của rất nhiều loại bệnh nguy hiểm cho con người

Loài gián nhỏ bé là thế nhưng lại là nguyên nhân gây nên một loạt những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng con người.

  • Các bệnh về hô hấp, đặc biệt là hen suyễn: trong phân và cơ thể gián luôn chứa rất nhiều loại vi khuẩn. Nếu chúng ta không để ý, gián xâm nhập vào nhà bạn và về lâu về dài, với những người ốm, nhạy cảm, có thể bị các bệnh về hô hấp, nặng nhất là hen suyễn. Thậm chí, nặng hơn là gây nên hiện tượng sốc phản vệ ở trẻ em và những người có sức khỏe yếu.
Loài gián nhỏ bé là thế nhưng lại là nguyên nhân gây nên một loạt những căn bệnh nguy hiểm
Loài gián là nguyên nhân gây nên một loạt những căn bệnh nguy hiểm
  • Các bệnh về đường ruột, tiêu chảy, xuất huyết dạ dày, nhiễm khuẩn máu: Theo nghiên cứu, gián có liên quan đến trên dưới 30 loại vi khuẩn lây truyền cho con người, trong đó có các khuẩn E. coli và Salmonella. Đây là các loại vi khuẩn gây nên ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày, viêm đại tràng. Thậm chí, với những người bị nhẹ, nếu nhiễm ấu trùng sẽ bị nôn mửa, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, kiết lị. Ở một số ít trường hợp, vi khuẩn trong gián có thể xâm nhập vào máu con người, gây nên tình trạng xuất huyết trong và nhiễm trùng máu, đe dọa rất lớn đến tính mạng của con người.

Làm ô nhiễm thực phẩm và truyền những vi khuẩn gây hại

Gián ăn tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, thậm chí là cả thực phẩm, đồ dùng, các loại rác thải,… Chính vì vậy nên chúng tiếp xúc với rất nhiều nơi. Khi cơ thể chúng chạm vào các đồ ăn, thực phẩm của chúng ta, sẽ làm cho các loại thực phẩm bị ô nhiễm và nhanh bị hỏng, ôi thiu. Không những vậy, các thực phẩm ấy còn có nguy cơ tiềm ẩn cao, đặc biệt là có thể bị chúng truyền các vi khuẩn gây hại sang, làm cho con người khi ăn phải sẽ bị dị ứng, ngộ độc, nặng hơn là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Gián ăn tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, thậm chí là cả thực phẩm, đồ dùng, các loại rác thải,...
Chúng ăn tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, thậm chí là cả thực phẩm, đồ dùng, các loại rác thải,…

Cắn phá các vật dụng gia đình

Gián được liệt và danh sách những loại côn trùng có hại nhất hành tinh. Bởi không chỉ có mùi hôi khó chịu, chúng còn thích gặm nhấm các loại đồ đạc, đồ nhu yếu phẩm trong ngôi nhà của bạn, gây nên những thiệt hại về kinh tế cho con người.

Chúng đặc biệt thích gặm nhấm các loại đồ từ vải, sợi tơ trong nhà như rèm cửa, thảm, thậm chí là cả quần áo.

Không những vậy, chúng còn cắn phá các đường dây điện. Đã có những trường hợp cháy nổ nhẹ do gián gây ra cho các hộ gia đình.

Gián được liệt và danh sách những loại côn trùng có hại nhất hành tinh.
Chúng được liệt và danh sách những loại côn trùng có hại nhất hành tinh.

Một số cách phòng, chống gián hiệu quả

Hãy thảm khảo một số cách phòng, chống gián đơn giản cho ngôi nhà của bạn dưới đây:

  • Thường xuyên dọn dẹp, lau dọn nhà cửa, tránh để ngôi nhà của bạn ẩm thấp, chật chội, khó chịu
  • Trồng các loại cây có mùi hương xung quanh nhà
  • Để gọn và bảo quản các loại thực phẩm đúng cách, không để các loại đồ đã hỏng quá lâu trong nhà
  • Lắp các tấm lưới chắn lỗ nhỏ trên các ô cửa sổ, bịt kín các ô thoáng, những nơi gián có thể vào trong nhà bạn.

Như vậy, gián gây nên vô vàn những tác hại mà chúng ta không thể lường trước được. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm những kiến thức và giúp bạn bảo vệ gia đình bạn khỏi loài gián đáng ghét này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *