Review loài muỗi – Loài côn trùng khiến hàng ngàn người chết mỗi năm

Loài muỗi là côn trùng nhỏ bé nhưng lại khiến côn trùng phải sợ chúng, tìm cách tiêu diệt chúng. Liệu chúng ta đã hiểu hết tất cả về muỗi? Bài viết sau đây khiến bạn ngạc nhiên về thông tin của chúng đấy. Cùng review loài muỗi – loài côn trùng khiến hàng ngàn người chết mỗi năm và biện pháp ngăn chặn chúng nhé.

Review loài muỗi – Loài côn trùng khiến hàng ngàn người chết mỗi năm

Lý lịch “Ba đời” của dòng họ loài muỗi:

Cùng tìm hiểu thật kĩ càng hồ sơ lý lịch của sinh vật “nhỏ nhưng có võ” này. Như vậy mới có thể tìm cách tốt nhất tiêu diệt chúng.

  • Loài muỗi có tên Tiếng Anh rất oai là Mosquito
  • Không chỉ có lực lượng lớn, chúng còn có nhiều chủng loại lên đến hơn 3500 loài. Sẽ khó khăn khi nhận biết chúng đấy. Trong đó tồn tại các chủng loài nguy hiểm như Muỗi Aedes mang virut Zika trong người (bệnh sốt xuất huyết, dị tật đầu nhỏ), Muỗi Anophen (bệnh sốt rét), Muỗi Culex (bệnh viêm não Nhật Bản),…
  • Các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi gay gắt về ông cha tổ tiên của loài muỗi. Qua chứng tích lịch sử lâu năm cho thấy hình dạng loài muỗi trong hóa thạc có tuổi đời 79 triệu năm. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm văn học nổi tiếng đã muỗi Aristotle. Các nhà khoa học ước tính rằng tổ tiên của loài muỗi tồn tại trên Trái đất 210 triệu năm về trước. Nếu viết về lịch sử loài muỗi chắc sẽ dài lắm đây.
  • Nơi trú ngụ yêu thích của chúng ở khu vực ẩm mốc, ẩm ướt, các ao chum đựng nước.
Lý lịch “Ba đời” của dòng họ loài muỗi

Đặc điểm của loài muỗi:

  • Chiều dài, cân nặng 1 chú muỗi trưởng thành: 4 – 10mm và 2 – 2,5mg
  • Nơi trú ngụ yêu thích của chúng ở khu vực ẩm mốc, ẩm ướt, các ao chum đựng nước.
  • Vòng đời và tuổi thọ: Quá trình phát triển của loài muỗi trải qua 4 giai đoạn sinh tồn là trứng muỗi > ấu trùng (lăng quăng) > nhộng > muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành sống thọ hơn muỗi đực trưởng thành đến gấp 6-12 lần muỗi đực. Cụ thể tùy thuốc vào điều kiện thời tiết muỗi cái sông từ 2-3 tháng, muỗi đực chỉ sống được  5-10 ngày sau khi giao phối.
  • Thức ăn của muỗi: Muỗi đực có xu hướng ăn thực vật như nhựa cây, cây cỏ,… Còn muỗi cái mới là loài “nguy hiểm” khi chúng hút máu người, động vật để sống và sinh nở.
  • Muỗi cái tìm kiếm con mồi như thế nào? Muỗi cái tìm kiếm con mồi thông qua mùi cơ thể, nhiệt độ của con người, động vật.
 Đặc điểm của loài muỗi

Những loài muỗi tồn tại ở Việt Nam:

  • Muỗi Aedes

Muỗi Aedes xuất hiện và hút máu nhiều nhất bầu trời thay đổi cường độ ánh sáng điển hình như khi mặt trời lặn hoặc mặt trời mọc.

Nơi cư trú nơi chứa nước sạch như hồ nhân tạo.

Muỗi Aedes không gây truyền bệnh nguy hiểm cho con người, chỉ hút máu người để sinh sôi nảy nở.

Muỗi Aedes
  • Muỗi Anophel

Muỗi Anophel là loài chuyên truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết trong quá trình hút máu người

Nơi trú ngụ thường là môi trường nước sạch, không ô nhiễm

Thời gian muỗi Anophel xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm, khi chúng ta ngủ trong nhà hoặc ngoài trời

Muỗi Anophel
  • Muỗi Culex

Muỗi Culex cực kì nguy hiểm đối với trẻ em vì con vật truyền bệnh viêm não Nhật Bản B.

Nơi cư trú thường những nơi nước bị ô nhiễm nặng như cống rảnh,ao hồ bẩn

Thời gian chích – chích vào ban đêm và ngủ ngay trong nhà trước và sau khi chích máu. Đôi khi chúng ngủ ngoài trời.

Muỗi Culex

Những điểu đặc biệt về muỗi có thể bạn chưa biết

Muỗi khiến lên đến 40% người dân trên Thế giới bị sốt xuất huyết

Chúng ta vẫn luôn có suy nghĩ sai lệch rằng nguyên nhân con người chết vì động vật thường những con vật to lớn, có tính sát thương cao như cá sấu, gấu, hổ,.. Nhưng ít ai ngờ được theo thống kê trên thế giới chứng minh rằng loài động vật nhỏ bé như muỗi chính động vật gây hại nhiều nhất cho loài người.

Sốt xuất huyết- căn bệnh thế kỉ do muỗi Anophel gây ra, có tốc độ nhanh nhiễm cực kì cao, nhanh chóng. Hơn 40% dân số thế giới đang đối mặt với căn bệnh đó. Hằng năm, sô dân trên toàn thế giới mắc bệnh sốt xuất huyết ước tính từ 50 triệu đến 100 triệu người. Đây là một con số ca nhiễm khủng, đưa căn bệnh lên top đầu nguy hiểm, được Bộ Y Tế chú trọng quan tâm.

Sốt xuất huyết làm cơ thể con người mất nước, đau khắp người, mệt mỏi, sốt cao. Mặc dù ít tử vong, nhưng bệnh làm xuất huyết các nội tạng trong cơ thể. Không cứu chữa kịp thời, quan sát kĩ, tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây chảy máu, suy tạng, nôn mửa. Thậm chí có thể gây tử vong đối với trẻ em có sức khỏe yếu.

Hiện tại vẫn chưa chế tạo ra vắc xin ngăn ngừa hay thuốc chuyên chữa bệnh. Chỉ có thể quan sát kĩ tình trạng bệnh nhân, giữ bệnh nhân không bị mất nước.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo nguy cơ căn bệnh này rất thực tế với khẩu hiệu mạnh mẽ: “Một vết cắn nhỏ, một mối nguy lớn”

Muỗi liệu có công bằng, ai chúng cũng chích?

Điều này sẽ ngạc nhiên lắm đấy nhưng không phải ai cũng bị muỗi chích nhiều. Một vài người trở thành nam châm của muỗi, thu hút muỗi.  Muỗi thường bị hấp dẫn với mùi của các loại vi khuẩn kí sinh trên da con người. Cơ thể con người khi hoạt động tỏa ra mùi gây thu hút loài côn trùng hút máu này. Vì vậy các bạn nên giữ cơ thể mình sạch sẽ, nhất là vệ sinh kĩ sau khi làm việc, chơi thể thao.

Vết thương gây ngứa do bị loài muỗi cắn

Muỗi truyền các bệnh tử vong cho trẻ em

Bệnh truyền nhiễm khiến chúng ta phải lo sợ không kém là bệnh viêm não Nhật Bản. Căn bệnh này không lây lan từ người sang người mà lây từ động vật sang người. Bệnh cực kì nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi, số người tử vong lên đến 10.000 người trong một năm. Bệnh vẫn chưa có phác đồ điều trị cụ thể nhưng đã có vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản dành riêng cho trẻ em. Nhà nước vẫn tạo điều kiện tiêm miễn phí cho trẻ em vào định kì, cha mẹ nên chủ động liên hệ tiêm chủng cho các bé khi được thông báo nhé.

Muỗi không bị tiêu diệt hoàn toàn

Muỗi là loài côn trùng tồn tại trên Trái Đất từ những năm rất sớm, khoảng 200 năm về trước. Về vấn đề tiêu diệt trúng hoàn toàn, tận gốc đó dường như là không thể. Muỗi dễ dàng sinh sống ở môi trường không cần quá nhiều điều kiên. Bất kì vật dụng chứa nước nào từ nhỏ đến lớn, hoặc dụng cụ nào vô tình hứng nước mưa cũng đủ điều kiện để muỗi sinh sản. Loài muỗi cũng dần kháng thuốc các chế phẩm thuốc thông thường.

Nước bọt của muỗi như một loại thuốc gây tê

Bạn có để ý rằng khi muỗi chích chúng ta, chúng ta không cảm thấy đau và khó nhận biết chúng đang chích. Đó là bởi tuyến nước bọt của muỗi hoạt động như một loại thuốc gây tê, gây mất cảm giác khu vực bị chích. Sau một khoảng thời gian, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng lại với vết căn gây ngứa, nổi mẩn đỏ.

Vết thương do muỗi gây ra

Một vài biện pháp hạn chế loài muỗi.

  • Hiện nay, vẫn chưa có vaccine cho các căn bệnh cho muỗi lây nhiễm. Vì vậy mỗi chúng ta đều bỏ túi cho mình những mẹo nhỏ hạn chế muỗi trong gia đinh, bảo vệ sức khỏe người thân.  Sau đây là một số giải pháp giúp ích cho bạn.
  • Phát quang các bụi rậm quanh nhà, dọn vệ sinh xung quanh nhà thường xuyên nhất là mùa mưa
  • Đậy kín các chum, vại, thường xuyên kiểm tra, đổ nước thừa do nước mưa đọng lại. Để vật dụng đựng nước nơi khô ráo, tránh ẩm ướt
  • Đăng kí với chính quyền địa phương nơi cư trú tổ chức phun thuốc diệt muỗi hằng quý.
  • Ngủ mùng vào ban đêm, mang áo tay dài khi ngủ ngoài khu vực nhiều cây cối, ẩm ướt vào ban đêm
  • Sử dụng các biện pháp xua đuổi muỗi như hương đuổi muỗi, bình xịt côn trùng, kem thoa da giúp xua đuổi muỗi, các hóa chất chuyên diệt muỗi,..
bBện pháp xua đuổi muỗi bằng bình xịt côn trùng,

Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ hiệu quả tạm thời, cần có giải pháp diệt triệt để và lâu dài. Các công ty xử lý côn trùng sẵn sàng giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải này. Công ty sử dụng chế phẩm chuyên dụng, tiêu diệt tận gốc muồi, hạn chế chúng xuất hiện trong thời gian dài, kiểm tra, bảo hành định kì.

Bài viết cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin cần thiết về lý lịch dòng họ nhà muỗi cũng như các biện pháp hạn chế chung. Loài muỗi tuy nhỏ bé nhưng gây ra các căn bệnh khiến hằng nghìn người chết mỗi năm. Để bảo vệ gia đình, bạn nên tăng trường biện pháp ngăn chặn muỗi ngày từ bây giờ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *