Cách phân biệt các loài mối thường gặp tại Việt Nam

Mối là loại côn trùng phá hoại các vật dụng trong gia đình đặc biệt là vật dụng làm bằng gỗ. Liệu bạn đã biết cách phân biệt loài mối và những loại mối nào gây hại chưa? Vậy theo dõi bài viết dưới đây để biết có cho mình “Cách phân biệt các loài mối thường gặp tại Việt Nam” nhé!

Mối là loại côn trùng phá hoại các vật dụng trong gia đình đặc biệt là vật dụng làm bằng gỗ.
Mối là loại côn trùng phá hoại các vật dụng trong gia đình đặc biệt là vật dụng làm bằng gỗ.

1.Mối gỗ khô

1.1.Đặc điểm phân biệt loài mối gỗ khô

Mối gỗ khô là loài mối thuộc giống Cryptotermes bank của họ Kalotermitidae Enderlein

  • Ở giống mối này thì mối lính và mối thợ có tám đốt lưng và ngực trước rất phẳng, chúng chỉ rộng bằng hoặc lớn hơn chiều rộng của đầu chúng.
  • Ở Mối lính thì chúng có đầu màu nâu đậm dần đến đen, với phần trán dô cao, có hàm ngắn và đen.
Mối gỗ khô là loài mối thuộc giống Cryptotermes bank của họ Kalotermitidae Enderlein
Mối gỗ khô là loài mối thuộc giống Cryptotermes bank của họ Kalotermitidae Enderlein

1.2. Đặc điểm của tổ mối

Phân biệt loài mối thì chúng ta sẽ phân biệt ở phần tổ, tổ mối gỗ khô này sẽ nằm hoàn toàn ở trong kết cấu gỗ.

– Tổ của chúng không liên hệ với đất và nước.

– Trong tổ của giống mối này không có vườn nấm.

1.3. Thức ăn

Thức ăn của giống mối này là các loại gỗ chưa bị mục hoặc bị những loài mối khác đã ăn..

1.4. Vết gặm trên gỗ của mối gỗ khô

Chúng sẽ tạo thành những hang rỗng có hình dạng bất định, ở giữa các hang sẽ có những lỗ thông với nhau.

1.5.Tác hại

Tuy chúng hoạt động rất chậm chạp nhưng chúng có thể phá hủy nhà cửa. Đây là loài gây hại gỗ ở sâu bên trong, mối gỗ khô gây thiệt hại cho nền kinh tế và chi phí kiểm soát diệt mối lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với số lượng cá thể rất nhỏ nhưng chúng có thể gây ra thiệt hại rất lớn. Chỉ cần là một khe hở nhỏ hoặc nứt cũng sẽ tạo điều kiện cho mối gỗ khô xâm nhập.

2.Mối gỗ ẩm

Đây là giống Coptotermes Holmgren thuộc họ Rhinotermltldae Sivestri. Những loại mối mà chúng ta hay gặp của giống này là Coptotermes gestroi Wasmann, Coptotermes emersoni Ahmad và Coptotermes curvignathus Holmgren.

Đây là giống Coptotermes Holmgren thuộc họ Rhinotermltldae Sivestri.
Đây là giống Coptotermes Holmgren thuộc họ Rhinotermltldae Sivestri.

2.1. Đặc điểm phân biệt loài mối gỗ ẩm

  • Giống mối này chỉ có 1 dạng lính, 1 dạng thợ.
  • Mối lính thường có đầu màu vàng, lỗ trán rõ và lưng bụng trắng sữa, tấm có lưng đốt nhưng ở ngực trước phẳng hẹp hơn chiều rộng của đầu nó. Khi bị kích động, những con mối lính tiết ra chất nhựa có màu trắng sữa.
  • Mối thợ thì sẽ có cái đầu và phần bụng mang màu kem, ở bụng đôi khi còn có màu phớt hồng.

2.2. Đặc điểm của tổ

  • Tổ mối thường ở sâu dưới mặt đất, đôi khi chúng còn ở trong tường, trong gỗ, hoặc trong panen và cả hộp kỹ thuật.
  • Tổ của chúng thì sẽ luôn có đường liên hệ với đất và nguồn nước. 
  • Trong tổ chúng cũng không có vườn nấm.

2.3. Thức ăn

Chúng ta có thể phân biệt loài mối này với loài mối khác ở thứ ăn. Thức ăn của chúng thì thường là các loại gỗ mới

2.4. Vết gặm trên gỗ

Giống mối này thường gặm những phần gỗ sớm và cũng sẽ để lại ở phần gỗ muộn hình dạng tua trên bề mặt gỗ.

2.5. Tác hại

  • Chúng xâm nhập vào và phá hủy đi hết những thiết bị, vật dụng bằng gỗ tại nhà cả tư liệu và sách vở,…
  • Bên cạnh đó, giống mối này còn phá hoại cả các loại cây trồng và làm hư hại nặng nề, làm giảm năng suất, chất lượng của cây trồng.
  • Mối gỗ ẩm còn làm suy yếu đi ngôi nhà dẫn đến việc sửa chữa rất tốn kém.

3.Mối có vườn nấm

Mối có vườn nấm có 2 giống là Giống Odontotermes Holmgren và giống  Microtermes Wasmann. Giống mối này thuộc họ Termitidae Westwood. Có 2 loại thuộc giống này mà chúng ta hay gặp là Odontotermes hainanensis Light và Microtermes pakistanicus Ahmad.

Mối có vườn nấm có 2 giống là Giống Odontotermes Holmgren và giống  Microtermes Wasmann
Mối có vườn nấm có 2 giống là Giống Odontotermes Holmgren và giống  Microtermes Wasmann

3.1. Đặc điểm phân biệt loài mối có vườn cấy nấm

  • Ở giống mối này thì mối lính có đầu màu vàng rồi đến đỏ nâu, thường có 2 dạng mối lính. Tấm lưng ở đốt ngực trước của chúng hình yên ngựa.
  • Mối thợ thì cũng luôn có 2 dạng thợ, đó là: Thợ lớn và thợ nhỏ. Ở phần bụng mối thợ rất ngắn và tròn hơn so với các loài mối Coptotermes.

3.2. Đặc điểm của tổ 

  • Tổ của giống mối này chỉ ở trong đất, có dạng nổi hoặc có thể dạng chìm.
  • Chúng ta dễ dàng phân biệt loài mối này với các loài mối khác ở phần tổ. Đó là ở trong tổ của chúng thì có vườn nấm, mà các loài khác không có.

3.3. Thức ăn

Thức ăn mà chúng thường sử dụng đó là các loại gỗ mục hoặc chớm ải. Thức ăn trong tổ thì chính là vườn nấm.

3.4. Vết gặm trên gỗ

Giống mối này thì thường gặm phần bên ngoài của gỗ để tạo ra những vết ăn mòn, và khi chúng gặm vào bên trong thì sẽ tạo thành những hang rỗng, không để lại tua gỗ.

3.5. Tác hại

  • Mối có vườn nấm phá huỷ hết những đồ vật và các cấu trúc làm bằng gỗ trong công trình.
  • Chúng còn phá huỷ cả hệ thống cáp điện ngầm và những thiết bị điện tử khác
  • Chúng gây ra hiện tượng sụt lún trong nền móng công trình.

Trên đây là một vài đặc điểm của loài mối và cách giúp chúng ta phân biệt loài mối hay gặp ở Việt Nam. Mong rằng với bài viết này của Pest 247 sẽ giúp ích cho bạn. Và từ đó, bạn và gia đình của mình sẽ có các biện pháp diệt mối hiệu quả nhất với từng loại. Ở mỗi loại mối có đặc thù khác nhau nên cách diệt cũng khác nhau, vì vậy hãy nghiên cứu và tìm ra giải pháp tốt nhất nhé.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *