Chuột nhắt – Những điều bạn chưa biết và tác hại khôn lường

Chuột nhắt luôn là nỗi lo sợ của rất nhiều gia đình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chuột nhắt và tác hại của chúng trong bài viết dưới đây nhé.

Chuột nhắt - Những điều bạn chưa biết và tác hại khôn lường
Chuột nhắt – Những điều bạn chưa biết và tác hại khôn lường

Bật mí những điều bạn chưa biết về chuột nhắt

Vài nét về chuột nhắt

Chuột nhắt hay còn gọi là chuột nhà, là một loại chuột nhỏ nhưng có số lượng nhiều nhất trong chi chuột nhắt.

  • Tính từ đầu mũi đến gốc đuôi, một con chuột nhắt trưởng thành dài khoảng từ 7,5 – 10 cm, nặng khoảng 10 -25g
  • Đa số chuột nhắt thường có màu nâu nhạt hoặc xám, đen. Có một số ít có lông màu trắng.
  • Chuột thường chạy và đứng bằng 4 chân nhưng khi ăn hoặc tấn công con mồi hay kẻ thù, chúng lại đứng bằng hai chân sau và có đuôi hỗ trợ. Chính vì thế nên cái đuôi này của chúng đóng vai trò đặc biệt quan trong trọng trong việc giúp  chúng bơi lội, leo trèo và bảo vệ.
  • Chuột thường thông khích ánh sáng quá chói, vì vậy mà chúng hay hoạt động từ khi hoàng hôn xuống, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Đây là một loại động vật thuộc nhóm động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn bất cứ thứ gì và dùng răng những chiếc răng cửa to để gặm nhấm đồ ăn
  • Đặc biệt, chuột nhắt khá sợ chuột cống vì chuột cống có thể xử gọn một con chuột nhà. Những ở một số nơi, chúng vẫn có thể chung sống cùng nhau
  • Vì là loài chuột thường hoạt động trong nhà nên khả căng cạnh tranh của chuột nhắt đối với các loài chuột khác hay những con vật khác khá kém.
Chuột nhắt - Những điều bạn chưa biết và tác hại khôn lường
Chuột nhắt là loại chuột nhỏ nhưng có số lượng nhiều nhất.

Các giác quan của loài chuột này

Chuột nhắt có thể hoạt động nhanh nhạy hay không đều dựa vào các giác quan nhạy bén của chúng:

  • Thông thường, loài chuột thường ít hoặc không có khả năng nhận diện màu sắc. Nên mỗi khi hoạt động về đêm, bên trong mắt của chúng sẽ phát ra những tia cực tím ( tia UV ) giúp chúng có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối hơn.
  • Chuột nhắt có một thính giác rất nhạy. Chúng có thể nghe được rõ trong dải tần số siêu âm ( 80 -100 Hz)
  • Khứu giác: chúng sử dụng pheromone như là một cách để làm tín hiệu gia tiếp với nhau.
  • Về xúc giác, chuột nhắt thường dùng râu của chúng để dò xét trong không gian và định hướng các khu vực để di chuyển. Đôi khi, ở những con chuột trưởng thành, râu còn được dùng để làm nhiệm vụ thay cho thị giác

Tác hại của chuột nhắt

Cắn phá các loại đồ đạc, hàng hóa, nhà cửa của con người

Chuột nhắt vốn là loại thích gặm nhấm, vậy nên nơi nào có sự xuất hiện của chúng, nơi đó sẽ có dấu răng chuột. Loài chuột này có thể cắn phá bất kì đồ đạc nào của bạn, không kể là cái gì, không kể là ở nơi đâu.

Ở các công ty hoặc các nhà xưởng, đặc biệt là những nơi chứa đồ ít người lui tới lại là chỗ trú ngụ thích hợp của chúng. Trên thực tế, có rất nhiều các tài liệu đã bị chúng cắn phá đến không thể sửa lại. Thậm chí có những hàng hóa bị lũ chuột nhắt phá hỏng, gây nên những tổn thất về kinh tế.

huột nhắt hay còn gọi là chuột nhà, là một loại chuột nhỏ nhưng có số lượng nhiều nhất trong chi chuột nhắt.
Loài chuột này có thể cắn phá bất kì đồ đạc nào của bạn

Đối với các hộ gia đình, chuột nhắt làm đảo lộn cuộc sống của cả ngôi nhà. Từ đồ dùng trong nhà, các nhu yếu phẩm cho đến các đường ống dẫn nước hay thậm chí là cả dây điện cũng có thể bị chúng cắn phá. Đã có không ít trường hợp bị chập điện, làm cháy nổ nhà do chuột nhắt gây ra

Gây hại đến các công trình, nhà ở của con người

Khi các công trình, nhà ở có sự xuất hiện của chuột nhắt thì chắc chắn sẽ có những nơi mà chuột trú ngụ ngay trong đó.

Chuột thường có tập tính sống bầy đàn, vì vậy mà chúng thường đào hầm, đào đất để làm hang ở các công trình. Thậm chí, ở những ngôi nhà có trần ốp, chúng sẽ trú ngụ ngay ở đó.

Loài chuột này có thể cắn phá bất kì đồ đạc nào của bạn
Chuột gây hại đến các công trình, nhà ở của con người

Những điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống con người. Các khu công trình, nhà ở của bạn sẽ bị xuống cấp và nhanh bị hỏng hóc, sụt lún, làm tốn kém rất nhiều chi phí để tu sửa. Không những vậy, còn có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác có thể xảy ra.

Gây hại đến mùa màng, đê điều, thiệt hại trong nông nghiệp

Ở các khu đồng áng, chuột nhắt cũng là tác nhân gây nên những thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp. Chúng cắn phá các loại hoa màu, lương thực, đặc biệt là các loại cây như cây lúa, cây mì càng bị tàn phá nặng nề, làm giảm năng suất cây trồng và thiệt hại rất nhiều đối với bà con ông dân.

Loài chuột này có thể cắn phá bất kì đồ đạc nào của bạn
Chuột cũng là tác nhân gây nên những thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp

Chuột nhắt là nguyên nhân gây nên các mầm bệnh nguy hiểm đối với con người

Đây là tác hại to lớn và nguy hiểm nhất mà chuột nhắt mang đến. Theo nghiên cứu, trong cơ thể của loài chuột nhắt có rất nhiều loại vi rút chó thể làm lây bệnh sang cho con người. Bởi lẽ, chúng thường sống trong môi trường ẩm thấp như nhà kho, ống cống, bãi rác,… những nơi có rất nhiều vi khuẩn. Khi chúng xâm nhập vào nhà, chúng không những làm ô nhiễm, bừa bộn ngôi nhà của bạn mà còn mang theo những loại vi khuẩn độc hại từ bên ngoài dính trên cơ thể chúng để.

huột nhắt cũng là tác nhân gây nên những thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp
Có rất nhiều các loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm do chuột gây ra đối với sức khỏe con người 

Có rất nhiều các loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm do chuột gây ra đối với sức khỏe con người như: sốt vàng da, dịch hạch, các bệnh cho vi khuẩn Salmonella,…

Một số cách phòng, chống chuột 

  • Luôn giữ cho nơi ở, nhà cửa của bạn sạch sẽ, thoáng mát
  • Trồng các loại cây thiên địch với chuột như: bạc hà, sả, quế,.. xung quanh nhà bạn
  • Không nên để nhà cửa ẩm thấp, chật chội, tối tăm
  • Chặn các cống, góc ngách, những nơi chuột có thể vào nhà
  • Quản lí tốt các loại thực phẩm dự trữ trong nhà bạn

Trên đây là những thông tin về chuột nhắt và tác hại mà chúng gây ra. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết thực để có thể ngăn ngừa chuột, bảo vệ sức khỏe và gia đình bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *