Tìm hiểu THÚ VỊ về Các loài kiến trên thế giới

TÌM HIỂU THÚ VỊ VỀ CÁC LOÀI KIẾN TRÊN THẾ GIỚI

Dù thế giới có thay đổi đi chăng nữa thì loài kiến vẫn tồn tại và phát triển, chúng có mặt khắp bề mặt trái đất, mơi nào cũng thấy bóng dáng bé nhỏ của chúng. Từ cổ đại hơn 100 triệu năm về trước với những con kiến của hiện tại không khác nhau là mấy. Về cấu tao hình dáng chúng gồm 3 phần: Đàu, ngực, bụng. Kiến cổ đại và kiến bây giờ không bị tác động của môi trường làm biến đổi.

Kiến đi theo đàn
Kiến đi theo đàn

Kiến là loài trường tồn theo thời gian, chúng có thể tồn tại và phát triển trong những điều kiện khắc nghiệt và đầy thách thức. Và thời gian tôi luyện chúng thành những chiến binh anh dũng, chúng vừa làm người chăn nuôi, người tạo ra lương thực, người bảo vệ cho cả tổ.

 

ĐẶC ĐIỂM CHUNG NỔI BẬT CỦA LOÀI KIẾN

Hiện nay có trên 12.000 loài kiến đang sinh sống trên thế giới. Nhiều loài mới vẫn còn đang được tìm kiếm và hiện nay con số đã lên đến 22.000. CHúng sống theo bầy đàn giống như 1 xã hội thu nhỏ.

Đây là tập đoàn siêu năng lực, chúng làm việc liên kết, hỗ trợ nhau, mọi hoạt động của chúng đều thể hiện sức mạnh tập thể cao, và đây là loài côn trùng bé nhỏ nhưng phi thường, chúng có thể mang vác vật nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể chúng.

Kiến thợ có hai dạ giày ; Dạ dày thứ nhất được sử dụng để tiêu hóa thức ăn mà chúng nuốt. Dạ dày thứ hai được goi là dạ dày xã hội, để lưu trữ hầu hết các thực phẩm và theo cơ chế ” nôn ói” thì nó sẽ truyền thức ăn này cho các con khác nếu cần.

Có một vài loài kiến là vô tính như kiến cắt lá (leaf – cutter ant), chúng có thể tự sinh sản bằng cách tự nhân bản chính mình. Kiến và người là hai sinh vật có thể làm nghề nông.

Kiến giống những người chăn nuôi thực thụ, chúng nuôi rêp để lấy mật giống như nông dân nuôi bò để lấy sữa. Khi  cây không còn chất chúng sẽ chăn dắt đàn rệp đi qu cây khác nhiều chất dinh dưỡng hơn. Rệp tiết ra dịch ngọt, một chất dịch nhớt giàu đường và axit amin, kiến rất thích dịch này. Đổi lại, những con kiến bảo vệ các con rệp chống lại kẻ thù của chúng. Trong một số trường hợp rệp lại trở thành thức ăn béo bở của kiến.

Kiến hút mật của rầy làm thức ăn
Kiến hút mật của rầy làm thức ăn

Kiến làm tổ trên cây, trong lòng đất, trong nhà,.Tổ kiến là một kiến trúc siêu đẳng, chúng làm tổ trên khoảng đất rộng hoặc trong lòng của các cây cổ thụ. Trong sự cộng sinh hoàn hảo, những con kiến bảo vệ cây chống lại bất kỳ côn trùng ăn lá, lần lượt, cây tiết ra mật nuôi dưỡng chúng. Những liên minh này được hình thành trên toàn thế giới, đặc biệt là giữa kiến và cây keo.

Trong thế giới loài kiến đôi khi cũng xảy ra những cuộc chiến sinh tử để dành giật thức ăn, bảo vệ tổ, bảo vệ Kiến chú, ấu trùng,..Kiến trở thành những chiến binh anh dũng, ngoan cường. Chúng vận dụng hết sức mạnh , trí thông minh của loài để tiêu diệt kẻ thù.Thậm chí loài kiến còn có thể gây rối loạn tín hiệu hóa học, khiến cho đối phương nhầm lẫn và tự tấn công nhau. Và sau đó chúng sẽ đi gom chiến lợi phẩm, bắt tù binh,…

Kiến không tự nhiên mà biết kiếm mồi, bảo vệ tổ , chăm soc ấu trùng, nuôi kiến chú mà tất cả đều là do quá trình ” giáo dục”  mà có. Kiến thầy giáo sẽ dạy cho kiến trưởng  thành tất cả mọi thao tác, kỹ năng sống, chống chọi lại với kẻ thù, thiên tai, dịch bệnh, …nói chung một nền giáo dục rất tiên tiến trong thế giới Kiến.

Kiến đi theo đàn
Kiến đi theo đàn

Kiến phân biệt nhau bằng chất pheromone, chúng đánh dấu đường đi bằng hợp chất này để không bị lạc đường. Loài Kiến chúa có khả năng sản xuất pheromone có tác dụng ức chế sự phát triển buồng trứng của kiến thợ, ngoài ra kiến chúa còn có thể đẻ những quả trứng không được thụ tinh, mà sẽ nở ra kiến đực.

Kiến có tuổi thọ dài nhất trong số các loài côn trùng. Kiến chúa sống được hơn 30 năm trong môi trường tự nhiên. Trong khi  đó kiến thợ có vài năm, còn Kiến Đực chỉ có vài tháng.

TÌM HIỂU THÚ VỊ VỀ CÁC LOÀI KIẾN TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới loài kiến đa dạng và phong phú, sau đây chúng ta đi tìm hiểu một số loài kiến độc và lạ xuất hiện trên khắp mọi nơi:

Kiến thợ mộc:

Có tên Khoa học  Camponotus, là chi kiến thuộc họ Formicidae, kiến mật sinh sống ở những vùng khí hậu nóng và khô trên toàn thế giới. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng bởi màu đen với một số điểm nhấn màu đỏ, cũng như bàn chân đơn và phần ngực cong. Loài kiến này thấy xuất hiện chủ yếu ở Hoa Kỳ.

Kiến thợ mộc
Kiến thợ mộc

Kiến thợ mộc không ăn gỗ nhưng nó phá vỡ cấu trúc của gỗ. Nó làm tổ trong những cây gỗ mục hay trong những đồ nội thất, công trình nhà gỗ,..Do tính di động cao, chúng có thể vào bên trong bằng nhiều con đường mòn, thậm chí bằng cách đi vào qua các cửa sổ bị hư hỏng và các vết nứt trên tường. Do đó, chúng có thể gây ra một lượng lớn thiệt hại cho tài sản

Kiến mafia (Cardiocondyla Obscurior):

Trong tổ kiến chỉ có một con kiến Mafia duy nhất, bảo vệ tổ khỏi sự tán công của kẻ thù bên ngoài. Loài kiến này có khả năng tiết ra một chất có “mùi hương chết chóc” Chất xúc tác này sẽ khiến những con kiến thợ lao vào giết chết con kiến mafia đực mới đến, bởi nó đang mang mùi hương của sự giết chóc.

Kiến Mafia
Kiến Mafia

Ngoài ra, để giảm sự cạnh tranh, tất cả kiến mafia đực còn non đều bị giết ngay khi mới chào đời. Những con kiến mafia đực sẽ luôn được sinh ra và những con tử trận sẽ trở thành thức ăn  cho ấu trùng.

Kiến giết người hàng loạt (Crematogaster Striatula):

Loài kiến này có trong mình nọc độc của loài rắn. Với loài kiến giết người hàng loạt ở châu Phi, chuyên trị săn mối bằng một chất độc cực mạnh, có thể gây ra co giật và khiến lũ mối chết ngay tức khắc.

Khi đối mặt  với con mồi hay kẻ thù chúng sẽ phun ra nọc độc, con mồi dính nọc độc sẽ lăn ra chết thẳng cẳng, còn kẻ thù của kiến thì chạy đi xa không dám tới gần.

Kiến phun nọc độc vào kẻ thù
Kiến phun nọc độc vào kẻ thù

Kiến tàng hình (Temnothorax Pilagens)

Kiến còn được gọi là Kiến ăn cướp, nó đóng vai trò là một thợ săn nô lệ vì chúng không có nô lệ. Chúng có cấu tạo nhỏ nhắn nên chúng rất điêu luyện trong quá trình xâm nhập vào tổ loài kiến khác.

Các nhà khoa học cho rằng loài kiến này có khả năng tiết ra một chất giúp chúng “tàng hình” trước mắt đối phương.

Kiến có thể lẩn trốn kẻ thù
Kiến có thể lẩn trốn kẻ thù

Đôi khi chúng trở nên vô hình trước kẻ thù mà không hề hay biết, cũng có khi nó bị phát hiện và không tránh khỏi là một cuộc ẩu đả bắt nô lệ,

Kiến tàng hình dùng nọc độc ở đuôi chích vào kẻ thù, chích vào  cổ đối thủ khiến tê liệt và giết kẻ thù một cách nhanh chóng.  Và kết cục nó ít bị thiệt hại hơn kiến đối thủ.

Kiến ăn thịt ấu trùng xả hơi cay (Solenopsis Fugax):

Kiến ăn ấu trùng
Kiến ăn ấu trùng

Loài này cũng là kiến ăn trộm khi thường xuyên cướp ấu trùng từ loài kiến khác. Kiến tàng hình cũng đi bắt ấu trùng về làm nô lệ cho mình nhưng kiến ăn thịt ấu trùng không cần nô lệ, chúng luôn đói và sẽ ăn ấu trùng cướp được.

Khi phát hiện ra tổ trứng, chúng đào hầm và xịt hơi cay xuống đó để xua toàn bộ kiến trưởng thành phải tháo chạy, sau đó ăn sống trứng cướp được. Đáng chú ý, chất độc từ kiến ăn ấu trùng đủ để khiến cho 18 loài kiến khác nhau phải tránh xa trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Kiến “ma cà rồng” Adetomyrma ( kiến Dracula ):

Dù không hút máu nhưng kiến vẫn được gọi là ma cà rồng vì chúng sử dụng bộ râu gấp khúc của mình hút mật từ những con ấu trùng cùng loại.

Chất lỏng trong cơ thể ấu trùng cũng tương tự như là máu, nhưng khác ở chỗ không có hemoglobin, mà thay vào đó là hemolymph có màu xanh.

KiếnDracula
Kiến Dracula

Và mặc dù kiến dracula thích hút dịch của ấu trùng,  nhưng thực sự chúng rất nhút nhát và điều kỳ lạ là lại hút chất dinh dưỡng tiết ra trên những tuyến đặc biệt từ những con ấu trùng.song nó tuyệt đối không hút nhiều đến nỗi giết chết con non.

Kiến trùm đột nhập (Cephalotes Specularis)

Loài này có khả năng đột nhập và bắt trước kẻ thù từ cách di chuyển cho đến hành động,để ăn trộm thức ăn. Tuy nhiên không được phép gần gũi kẻ địch mặc dù chúng đang rất gần với kẻ thù và ăn cắp thức ăn của kẻ khác.

Chúng được xem là loài khôn ngoan ,chúng thường đi phía sau và bắt chước về tốc độ cho đến tư thế của kẻ thù, nhờ vậy chúng không phải mất công tìm kiếm thức ăn.

Kiến Iridomyrmex purpureus (tên tiếng Anh: Kiến ăn thịt), còn gọi là kiến ăn thịt người hay kiến sỏi

Kiến ăn thịt sống trong các tổ dưới đất, mỗi tổ có thể chứa tới 64 000 kiến.[2] Các tổ kiến có thể liên kết với nhau thành các hệ thống khổng lồ trong lòng đất, đôi khi tới 650 mét.

Kiến ăn thịt sống  có cái hàm dưới rất khỏe, phát triển dài ra là để giữ chặt và xơi tái con mồi ưa thích là những động vật nhiều chân (millipede) có lông gai góc khá nguy hiểm.

Kiến lực sĩ Podomyrma adelaidae

Kiến lực sĩ
Kiến lực sĩ

Bởi khả năng mang vật nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể, những con kiến cắt lá còn được gọi là kiến lực sĩ, loài côn trùng “bán thần”. Kiến là loài côn trùng bé nhỏ, vốn không được đánh giá cao trong thế giới côn trùng.

Tuy nhiên với sức khỏe vượt trội và khả năng siêu phàm của mình, loài kiến này được mệnh danh là kiến lực sĩ. Chỉ bằng những chiếc chân mảnh mai và bộ hàm chắc khỏe, con kiến này có thể nâng bổng một con sâu ăn lá có kích thước khổng lồ so với nó.

Kiến điên Tawny (Nylanderia Fulva)

Kiến điên Tawny
Kiến điên Tawny

Sở dĩ loài này bị gọi vậy là do nó có khả năng giết chết nhiều sinh vật có kích thước lớn hơn mình rất nhiều.Kiến điên sở hữu sức tàn phá khủng khiếp nhất trong các loài côn trùng.

Ngoài lượng thức ăn chúng kiếm được, chúng còn có thể giết chết hết những loài cạnh tranh nguồn thứ ăn với chúng. Với kích thước nhỏ bé nhưng được bù lại bởi số lượng cùng sự hung hãn, kiến điên có thể tấn công và giết chết những con vật có trọng lượng lớn.

 

Kiến điên, kiến sát thủ, kiến mafia, kiến tàng hình… là những loài kiến lạ lùng nhất trên thế giới. Chúng tuy nhỏ bé nhưng rất là thú vị. Càng ngày chúng càng phát triển và tạo cho chúng ta sự  tò mò và đi tìm hiểu về chúng nhiều hơn. Trên thế giới này còn vô vàn điều bí mật về các loài côn trùng ta chưa thể biết, đó sẽ là nguồn năng lặng tích cực để chúng ta nuôi dưỡng cho hôm nay và cho thế hệ mai sau. Mong rằng xã hội loài  người phát triển, khoa học tiên tiến sẽ giúp chúng ta khám phá về thế giới côn trùng đầy đủ hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *