Tìm hiểu chuyên sâu về côn trùng Kiến từ Chuyên gia diệt côn trùng GFC

Tìm hiểu chuyên sâu về côn trùng Kiến từ Chuyên gia diệt côn trùng GFC

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH CỦA KIẾN

Kiến là loài côn trùng tiến hóa nhất trong họ côn trùng chúng ta biết, chúng có họ cùng loài ong vò vẽ. Kiến  có tên khoa học: Formicidae  là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng.

Theo giới sinh vật, ước tính loài kiến chiếm khoảng 15-20% tổng số cá thể động vật sống trên cạn, dù kiến là loiaf bị giết rất nhiều, nhưng thay vào đó chúng sinh sản rất cao, khả năng sinh tồn

Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn.

Kiến hình thành  cách đây khoảng 110 đến 130 triệu năm về trước và tồn tai tới hôm nay. Kiến làm tổ trên cây, đa số làm tổ trong lòng đất, một tổ kiến có tới hàng nghìn, hàng trăm, lên tới hàng triệu con kiến.

CẤU TRÚC XÃ HỘI

CHúng sống theo một xã hội có Kiếm chúa đứng đâu, tiếp theo là kiến thợ. Kiến thợ chiếm số đông trong tổ kiến, Kiến chúa có thể có 2 đến 3 kiến chứ, nhưng có tổ chỉ có 1 kiến chúa mà thôi.

Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và nuôi nấng kiến chúa, đàn kiến thợ còn có nhiệm vụ xây tổ, mở mang tổ rộng hơn, sửa chữa tổ khi bị hư hại, chăm sóc ấu trùng hay trứng kiến, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với kẻ thù.

Kiến đực chỉ sống được vài tuần hoặc vài tháng, chúng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn với phận sự duy nhất là giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống, sau đó chết đi

MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG CỦA LOÀI KIẾN

Kiến được tìm thấy trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực, và chỉ có một vài quần đảo lớn như Greenland, Iceland, các phần của Polynesia và Hawaii thì không có các loài kiến bản địa. CHúng thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Theo thống kê của các nhà khoa học, hiện nay đã có tới 25 ngàn loại kiến được tìm thấy, phân bổ khắp bề mặt trái đât, chúng biểu tượng cho sự đoàn kết, gắn bó, lao động tập thể.

ĐẶC TÍNH SINH THÁI CỦA LOÀI KIẾN

Loài  kiến có khả năng sinh tồn rất cao trong tất cả các điều kiện thời tiết. Khả năng sống sót ấy do thiên nhiên ban tặng, vì rằng chúng không cho thấy có dấu hiệu biến đổi cho phù hợp. Có nghĩa là rất có thể một con kiến cách đây 170 triệu năm với một con kiến bây giờ cũng không khác gì nhau.

Kiến tiết ra hóa chất gọi là pheromone dùng để nhận biết nhau.Chất này được chứa trong những hạch ở đầu, ngực hay bụng. Chúng có mùi hay vị đặc trưng rất nhạy cảm với loài kiến, mỗi loại hóa chất tiết ra đều mang một ý nghĩa riêng.  Chúng dùng đôi râu linh hoạt để tìm ra dấu hiệu mà kiến đồng loại phát ra, dò tìm thức ăn bằng chất pheromone.

 

Thông thường, đa số các loài kiến đều thuộc loại nhỏ. Mặc dù nhỏ bé nhưng kiến có thể khiêng một vật nặng hơn nó gấp 10 lần, có loài khoẻ đến độ khiêng vật nặng gấp 50 lần so với trọng lượng của chính nó.

CẤU TẠO CƠ THỂ LOÀI KIẾN

Kiến có cấu tao cơ thể khác biệt so với các loài côn trùng khác, điểm nói giữa ngực và bụng có một nốt tròn chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo. Cơ thể kiến chia làm 3 phần chính: đầu, ngực và bụng.

Đầu kiến: nổi bật nhất là bộ râu gấp khúc như hai cần ăng ten. Hai cần ăng-ten này chính là nơi cảm nhận mùi, vị, nghe ngóng và nhận biết khi đụng chạm vật gì.Chúng dùng để dò đường, tìm kiếm thức ăn, cảnh giác với kẻ thù. Phát hiện hóa chất, mùi tiết ra từ các cá thể kiến khác.

GIống như các loài côn trùng khác kiến có đôi mắt đa tròng, giống như thấu kính giúp chúng phát hiện sự di chuyển của vật tốt hơn. Tuy vậy, kiến không thể nhìn xa được mà chỉ có thể nhìn rõ các vật tương đối gần. Một số loài kiến có đến 3 con mắt nhưng thuộc loại rất đơn giản vì chỉ có thể phân biệt được sáng hay tối. Một số loài kiến không có mắt.

Miệng kiến cấu tạo bởi đôi hàm chắc khỏe. Rất nhiều loài kiến dùng đôi hàm ngoài này để xây tổ như đào đất và cắt gỗ. Cặp hàm trong nằm ngay sau cặp hàm ngoài được dùng để nhai và nghiền nát thức ăn.

Ngực kiến: Kiến có 3 cặp chân được cấu tạo như móc câu, giúp kiến di chuyển nhanh, đeo bám chắc, giúp kiến leo trèo dễ dàng.

Cặp chân trước cũng có cái lược giống như hàm trong dùng để lau chùi những cặp chân khác và đôi cần ăng-ten.

Kiến chúa và kiến đực còn có thêm đôi cánh, và kiến đực tự cắn rụng đôi cánh của mình khi giao phối với kiến cái.

Bụng:  bụng kiến là nơi chứa tất cả các cơ quan tiêu hóa, sinh sản,… gồm 2 bộ phận: eo và bầu. Eo, như đã nói ở trên, có hình dáng tròn nhỏ như viên bi, nối ngực và bầu. Một vài loài kiến có kim chích nọc độc ở ngay đít bụng. Có loài lại có tuyến nọc ở bụng và dùng nó để phun vào kẻ thù..

ĐẤU TRANH SINH TỒN CỦA LOÀI KIẾN:

Khi bị tấn công kiến dùng đôi hàm chắc khỏe để cắn kẻ thù hoặc phun nọc độc tấn công. Trong đấu tranh kiến là loài hung hăng và chiến đấu rất quyết liệt. Ngoài việc nó tấn công ket thủ, mó còn tân công cả những

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *