Thông tin chi tiết về Kiến CHÚA , Kiến THỢ , Kiến Đực

Tìm hiểu thông tin về Kiến Chúa, Kiến Thợ, Kiến Đực
Tìm hiểu thông tin về Kiến Chúa, Kiến Thợ, Kiến Đực

CHI TIẾT VỀ KIẾN CHÚA, KIẾN THỢ, KIẾN ĐỰC: Trước khi đi tìm hiểu chi tiết về từng loại Kiến thì chúng ta cùng tìm hiểu về sự xuất hiện của Loài Kiến trên trái đát này, cấu trúc tổ chức của nó. Kiến là loài côn trùng phi thường. Cái đầu của kiến được xem là cuốn bách khoa toàn thư vì độ thông minh của nó thể hiện. Vi trong cái đầu bé nhỏ của kiến có hơn 250.000 tế bào não.Chính vì thế kiến cũng là một trong những sinh vật đầu tiên trên trái đất được con người đưa ra ngoài vũ trụ trong thí nghiệm chinh phục bầu trời.

NGUỒN GỐC LOÀI KIẾN CHÚA , KIẾN THỢ , KIẾN ĐỰC 

Kiến là loài có tổ chức xã hội cao,có mặt khắp nơi trên thế giới, đa dạng về chủng loài. Hầu hết các loài kiến là động vật ăn tạp nhưng một vài loài chỉ ăn một thứ đặc trưng. Kiến có khoảng 12.500 loài kiến, chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Kiến được xem là mô hình xã hội thu nhỏ của loài người, có người đúng đầu (Kiến chúa), rồi người chỉ huy( Kiến lính),người đi kiếm ăn ( kiến thợ),…

Kiến có nguồn gốc từ Họ Formicidae thuộc bộ Hymenoptera, ,họ hàng với loài ong và tò vò.  Chúng được biết đến cách đây khoảng 99 triệu năm trước và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

ĐẶC TÍNH LOÀI KIẾN:

Qua thời gian, mọi thứ đều biến đổi, kể cả Loài Kiến: Kiến có khả năng sinh tồn rất cao trong tất cả các điều kiện thời tiết. Khả năng sống sót ấy do thiên nhiên ban tặng, vì rằng chúng không cho thấy có dấu hiệu biến đổi cho phù hợp.

VÌ Kiến có họ với Ong nên ta thấy cách tổ chức của Loài Kiến cũng như Loài Ong, có sự liên kết chặt chẽ. Kiến là loài sống bầy đàn, với cách tổ chức xã hội khá riêng biệt. Mỗi tổ kiến trung bình có khoảng 100.000 con trong một đàn với một mẹ duy nhất . Kiến được xem là loài mạnh nhất vì chúng có thể vác thức ăn nặng hơn chúng cả 50 lần. Nhưng để vận chuyển lượng thức ăn nặng nề đó, chúng phải dùng sức mạnh tập thể, cùng lao động và cùng taọ ra sản phẩm.

Tổ của loài kiến là nơi trú ẩn của hàng triệu cá thể kiến, đứng đầu là kiến chúa, các kiến thợ lảmnhiệm vụ như tìm kiếm thực ăn, nuôi nấng kiến con và đánh nhau khi có chiến tranh. Kiến Đực thì giao phối và có tuổi thọ ngắn, nó cũng là thức ăn của Kiến CHúa.

Kiến liên hệ với nhau gọi là PHEROMONE. Bộ râu dài của kiến có chức năng giống với nhiều loại côn trùng khác như định vị được mùi vị, vị trí của thức ăn, Cặp râu cũng là nơi thu thập thông tin về môi trường ngoài cho kiến. Đặc biệt, ở một số loài kiến khác, PHEROMONE còn được dùng như một chất gây nhiễu kiến kẻ thù tự quay sang tiêu diệt lẫn nhau.

Kiến là loài rất hung dữ, thường xảy ra các trận đánh nhau giữa các con không cùng tổ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài , cùng tổ bằng mùi đặc trưng của tổ mình, và chúng sẽ tiêu diệt những con khác nếu không cùng tổ với nó. Đó là cách đấu tranh và sinh tồn trong thế giới côn trùng.

Kiến tha mồi về tổ
Kiến tha mồi về tổ

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN CHÚA , KIẾN THỢ , KIẾN ĐỰC 

Trong xã hội ai cũng có sự hình thành phát triển. Kiếm không nằm ngoài vòng đời đó. Để là một con Kiến Trưởng Thành chúng cũng phải trải qua các bước sau:

Kiến CHúa kiến thường đẻ trứng khi đến mùa Xuân. Trứng nếu được thụ tinh từ kiến đực thì khi nở ra sẽ là kiến cái, không được thụ tình thì sẽ là kiến đực.Sau 1 đến 2 tuần, Trứng sẽ nở ra ấu trùng.

Ấu Trùng  được bọc trong màng màu trắng, và được nuôi sống bằng những con Kiến Thợ, Áu trùng giai đoạn này ăn rất nhiều

Sau vài tuần thì Áu Trùng sẽ chuyển Thành Nhộng: Nhộng kiến là những con kiến non mình trong suốt, không ăn và bất động, sau khoảng 2 tới 3 tuần thì trở thành kiến.

Kiến trưởng thành ( Kiến Thợ) sẽ thực hiện những công việc như các kiến thợ khác, tìm thức ăn cho kiến chúa và nuôi nấng đàn ấu trùng con. Đồng thời chúng chăm sóc trứng, ấu trùng và nhộng còn kiến chúa lại tiếp tục đẻ trứng.

Như vậy, Loài Kiến lại bắt đầu chu kỳ Trứng —> Ấu Trùng —> Nhộng—> Kiến, một quy luật tất yếu của cuộc sống

Sự phát triển của Kiến
Sự phát triển của Kiến

CẤU TẠO CƠ THỂ KIẾN:

Nhìn qua thì ta thấy cơ thể Kiến có 2 phần được nối với nhau bằng khúc eo thon gọn. Eo kiến được cấu tạo bởi 1 hoặc 2 đốt sống.

Theo Khoa học nghiên cứu thì Kiến có 3 phần: Đầu , Ngực, Bụng

Đầu được nhận biết đầu tiên là bộ râu, mắt Kiến trong rất to. Mắt loài Kiến là sự kết hợp của nhiều thấu kính nhỏ, giúp kiến nhận biết cực tốt những chuyển động của môi trường xung quanh. Kiến có 3 con mắt đơn trên đỉnh đầu, giúp kiến nhận biết được cường độ mạnh, yếu của ánh sáng tự nhiên. Râu kiến là 1 cơ quan chuyên dùng để giao tiếp, phát hiện thức ăn, hóa chất, chất bài tiết tiết ra từ các cá thể kiến xung quanh.

Hơn nữa, kiến có cho mình đôi hàm chắc khỏe với hàm dưới dùng để vận chuyển thức ăn, vũ khí tự vệ, dụng cụ xây tổ

Ngực kiến gồm bộ 6 chân, di chuyển linh hoạt. Kiến chúa, kiến đực có thêm một đôi cánh ở ngực dùng khi giao phối, kiến thợ không bao giờ mọc cánh.

Bụng là nơi gồm các cơ quan của Kiến, bao gồm cơ quan sinh sản.Đặc biệt là chứa chất mà chúng ta gọi là Nọc độc dùng để phóng hóa chất khiến con mồi tê liệt và đó cũng là vũ khí để chúng tự vệ, bảo vệ tổ.

Cơ thể Kiến
Cơ thể Kiến

THỨC ĂN VÀ TUỔI THỌ CỦAKIẾN CHÚA , KIẾN THỢ , KIẾN ĐỰC 

KIẾN là loài côn trùng ăn tạp. Một số ăn hạt giống, săn động vật nhỏ hay cả nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt nhu mật của những con bọ rầy. Ở trong nhà thì ta thường thấy kiến ở những thức ăn có đường, hay chỗ thùng rác,….Kiến tìm kiếm thức ăn ở khắp mọi nơi mà chúng gặp.

Hiện nay trên trái đất có đến hơn 15.000 loài kiến .Mỗi loài có nơi sống, môi trường sống khác nhau. Và mỗi loài đều có tuổi thọ sống khác nhau. Kiến có tuổi thọ tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Môi trường, thức ăn,..trong đó Kiến

Chúa được xem là loài có tuổi thọ cao nhất 15- 20 năm.Kiến thợ có vòng đời ngắn hơn nhiều, chỉ sống từ 1 đến 5 năm. Kiến đực còn đoản mệnh hơn khi sống được vài tuần tới vài tháng và chết sau khi giao phối. Một tập đoàn kiến có thời gian tồn tại khá dài.

Thức ăn của kiến
Thức ăn của kiến

CẤU TẠO TỔ LOÀI KIẾN:

Kiến là loài có tổ chức nên việc làm tổ cũng được lựa chọn ký càng. Tổ kiến có thể được xây dựng dưới đất hay đặt trên cây tùy từng loài. Tổ kiến có cấu tạo phức tạp với rất nhiều lối đi, các loài kiến du mục cũng thường xuyên thay đổi vị trí đặt tổ. Vật liệu làm tổ là những thứ kiến có thể dễ dàng tìm được như đất, lá, rễ cây,…

Kiến làm tổ trên cây
Kiến làm tổ trên cây

CÁC LOÀI KIẾN TRONG XÃ HỘI KIẾN

Mặc dù có khoảng 23 loài kiến ở Việt Nam, có ít loài thường gặp trong khu vực sinh sống và làm việc của chúng ta. : Kiến Lửa, Kiến Hôi, Kiến Đen,… Như đã nói ở trên, xã hộ loài Kiến được tôt chức rất có thứ tự, cấp bậc, có trước có sau, đứng đầu là Kiến Chua, thì thường mỗi đàn sẽ có một con Kiến Chúa, sau đó tới Kiến Lính, Kiến Thợ, Kiến Đực,….Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về từng Loại Kiến .

KIẾN CHÚA:

Kiến Chúa đẻ trứng
Kiến Chúa đẻ trứng

Kiến chúa, bất kể thuộc loài nào, được phân biệt bởi  hình dạng kích thước lớn hơn tất cả các con còn lại trong tổ. Trong nhiều đàn kiến, kiến chúa bẩm sinh đã có cánh. Kiến CHua đóng vai trò quan trọng nhất trong đàn vì chúng duy trì sự tồn tại của nòi giống. Những trứng đó sau này sẽ là lực lượng lao động của tổ.

Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ. Nhiệm vụ kiến chúa là chỉ đẻ trứng, Trứng sẽ phát triển thành ấu trùng trong 25 ngày và chúng sẽ tự tạo ra một sợi chỉ, sau 10 ngày thì tạo thành một kén trắng nhỏ. Nếu điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nở trong vài tuần sau. Con kiến cái sẽ không ăn hay uống cho đến khi trứng đã nở thành kiến thợ.

Kiến chúa có khả năng sản xuất Pheromone có tác dụng ức chế sự phát triển buồng trứng của kiến thợ, ngoài ra kiến chúa còn có thể đẻ những quả trứng không được thụ tinh, mà sẽ nở ra kiến đực. Khi Kiến Chúa chết, kiến thợ sẽ bắt đầu phát triển buồng trứng để đẻ những quả trứng không qua thụ tinh và nở thành kiến đực.

Trong đàn Kiến thì phần kiểm soát quyền lực thì Kiến CHúa hầu như không có, nó chỉ làm nhiệm vụ sinh sản. Con kiến chúa không có quyền kiểm soát hoặc quyết định bất cứ điều gì. Kiến chúa được kiến thợ kiếm thức ăn và dọn dẹp vệ sinh nơi ở của nó.

Tổ kiến khi được hình thành , Kiến CHúa làm nhiệm vụ đẻ trứng, nhân rộng giống loài. Một tổ kiến có thể có một kiến chúa, hay nhiều Kiến Chúa. Kiến Chúa và Kiến đực Khi tổ kiến phát triển mạnh, các con kiến thợ sẽ tấn công các con kiến chúa, giết chết chúng và chỉ còn chừa lại một con kiến chúa duy nhất, hoặc đôi khi không còn con kiến chúa nào.

KIẾN THỢ:

Kiến chúa đẻ trứng và hầu hết nở ra kiến thợ. Con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ.

Kiến thợ là lực lượng đông đảo nhất trong tổ Kiến, lao động chính của cả đàn,  tuy nhiên Kiến thợ có vòng đời sống từ 1 đến 5 năm trong khi đó Kiến CHúa sống được tới 20 năm.

Lứa kiến thợ đời đầu thường có kích thước bé, yếu hơn so với các lứa Kiến về sau. Sau khi được sinh ra đến khi  Kiến Thợ trưởng thành đều có nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn cho tổ, vệ sinh, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ khỏi sự tấn công của kẻ thù,…Và đó cũng là cách hình thành 1 tổ Kiến.

Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng ta thường gọi là Kiến Lính. Chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.

Kiến Thợ kiếm mồi
Kiến Thợ kiếm mồi

KIẾN ĐỰC:

Kiến được được biết đến là nhân tố cuộc gia phối với kiến CHúa để sinh sản và duy trì số lượng đàn Kiến. Kiến cánh đực cũng tiết ra một chất đặc biệt để giao phối với kiến chúa. Và rồi sẽ chết đi sau khi giao phối.

Kiến Đực có tuổi thọ ngắn chỉ vài tuần hoặc vài tháng, và sau khi chết đi nó lại là thức ăn của kiến chúa. Kiến chú đẻ trứng, lớn lên thành ấu trùng, Nhộng và thành kiến. Trong số đó sẽ có cả Kiến Đực và Kiến Cái. Cái chết của nó cũng là sự bắt đầu của đàn kiến mới, đó không phải là một cái chết vô nghĩa.

Kiến Đực
Kiến Đực

TÁC HẠI CỦA LOÀI KIẾN

Loài Kiến được coi là biểu tượng loài vật siêng năng chăm chỉ, đoàn kết. Bên cạnh đó Kiến mang lại không ít phiền toái cho cuộc sống của con người. Chúng hiện diện mọi lúc mọi nơi trong nhà, chung cư, công trình xây dựng, dù không muốn tiêu diệt Kiến nhưng con người chúng ta cũng cảm thấy khó chịu với sự xuất hiện đó.

Kiến hay bò vào thức ăn, giường, tủ quần áo như kiến gió, kiến đen, kiến hôi người gây khó chịu. Vài loài kiến cắn rất đau như: kiến lửa đỏ và kiến ba khoang, nọc của chúng có thể gây dị ứng nguy hiểm.

Kiến cũng mang trên mình (hay trong đường tiêu hoá) những tác nhân gây bệnh như tiêu chảy, đậu mùa và rất nhiều các vi khuẩn gây bệnh khác kể cả khuẩn ngộ độc thức ăn.

Kiến còn gây hại rất nhiều đối với nông nghiệp nhất là trong mùa vụ mới gieo trồng giống mới, đối với các công trình xây dựng,…

CÁCH DIỆT KIẾN TẬN GỐC:

Ngoài các cách diệt kiến dân gian ông bà truyền lại thì chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc hóa học mà có “tác dụng nhanh, tiêu diệt gọn”, hiệu quả trong nhà, chung cư hay các công trình xây dựng.

Các loại Gel diệt kiến, thuốc phun diệt kiến, phấn kiến, …đều có tác dụng đuổi( diệt ) kiến tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Sử dụng các dịch vụ diệt kiến uy tín, tận tình, mang lại kết quả tốt, giảm thiểu lo lắng về loài Kiến không đáng có trong cuộc sống của chúng ta.

Thuốc phun diệt kiến
Thuốc phun diệt kiến

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *