Các loài rệp giường
Chúng ta không nên nhầm lẫn rệp giường (Cimex lectularius) với con mạt. Rệp Giường là bọ ký sinh, vào ban đêm chúng hút máu của động vật có vú máu nóng.
===> Xem thêm bài viết: Các dấu hiệu của Rệp Giường
Rệp Giường
(Cimex lectularius)
Hình dáng
- Rệp Giường dài khoảng 5 đến 6 mm trước khi chúng tăng lên 7mm sau bữa hút máu no nê.
- Có hình oval và dẹt từ lưng xuống mặt dưới, có chân phát triển.
- Rệp Giường không có cánh.
- Miệng của chúng nhọn để đâm và hút máu.
- Rệp Giường trưởng thành có màu nâu đỏ rỉ sét.
- Trứng có màu trắng kem, sậm hơn khi chúng nở thành ấu trùng.
- Xác lột của chúng màu nâu nhạt hơn và trông như bộ vỏ sừng bên ngoài dễ bong ra từng mảnh.
Vòng đời
- Rệp Giường đẻ 200 – 500 trứng trong thời gian 2 tháng thành các đợt từ 10 đến 50 trứng.
- Con cái trưởng thành phải có được một lần hút máu trước khi đẻ trứng.
- Trứng thường được đẻ trong khe nứt và kẽ hở và có thể dính vào bàn ghế hay đồ đạc thành từng cụm bằng một chất trong suốt.
- Có 7 giai đoạn phát triển trong vòng đời của rệp giường từ trứng đến con trưởng thành, có thể mất 45 ngày nhưng cũng có thể lên đến một năm.
- Vòng đời thông thường của rệp giường là khoảng 50 ngày đến trên một năm tùy vào điều kiện thuận lợi.
Thói quen
- Rệp Giường hút máu người và bị thu hút bởi nhiệt độ cơ thể và khí CO2 thải ra từ con người khi ngủ.
- Chúng chích một loại chất gây tê khi đâm xuyên qua da, do đó ban đầu có thể chúng ta không để ý.
- Rệp Giường xuất hiện ở các khe nứt và kẽ hở, ván đầu giường, đằng sau giấy dán tường bị bong tróc, thạch cao bị vỡ, công tắc đèn, dưới thảm và ván gỗ ghép chân tường, v.v. do đó chúng ở rất gần với con người để hút máu.
- Rệp Giường thường tìm đến vật chủ của nó để hút máu ngay trước khi bình minh. Khi bị cảnh báo chúng di chuyển nhanh và phát ra mùi.