Những điều chưa biết về Kiến Đen và cách xử lý Hiệu quả

Kiến đen có màu nâu bóng
Kiến đen có màu nâu bóng

Trên thế giới Kiến từ lúc hình thành và phát triển tới nay đã được trên 100 triệu năm về trước.  Có khoảng 23 loài kiến ở Việt Nam, có ít loài thường gặp trong khu vực sinh sống và làm việc của chúng ta như : Kiến đen , Kiến ba khoang, Kiến Lửa, Kiến càng, Kiến hôi, Kiến riệng,…

Trong tổ kiến thì kiến cũng được phân ra là Kiến chúa, Kiến thợ, Kiến lính, Kiến đực,.. và mỗi con kiến làm một nhiệm vụ riêng, đóng vai trò riêng trong tổ kiến. Một số loài kiến sống theo đàn được một con kiến chúa hỗ trợ trong khi các loài khác được sự hỗ trợ của nhiều kiến chúa. Kiến Chua chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng, kiến thợ giáo phối và sẽ chết đi sau khi giao phối xong, kiến thợ làm nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây dựng tổ, nuôi ấu trùng, Kiến chúa, và Kiến lính làm nhiệm vụ bảo vệ tổ và đàn kiến,..

ĐẶC TÍNH VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ CỦA LOÀI KIẾN

Kiến hầu hết mang màu đen, nâu hoặc màu đất, một số khác có màu vàng, xanh lục, xanh dương hay tím. Kích thước cơ thể của loài to nhất có thể đạt 2.5 cm,loài nhỏ nhất lại chỉ tầm 0.1cm. Kiến luôn làm cho chúng ta tò mò và muốn khám phá về nó.

Kiến có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. Trên thế giới người ta đã thống kê được khoảng 12.500 loài kiến, chúng có mặt hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới trừ NAm cực.

TỔ CHỨC LOÀI KIẾN

Xã hội loài kiến giống như là một xã hội loài người thu nhỏ, có tập tính bầy đàn cao, có sự liên kết và hỗ trợ nhau trong khi kiếm mồi, bảo vệ tổ.

Kiến giao tiếp bằng râu
Kiến giao tiếp bằng râu

Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đây là mùa Kiến giao phối và sinh sản.

Kiến Cái chiếm số đông trong tổ và là loài được thụ tinh, kiến đực là loài không được thụ tinh và nó có tuổi thọ vài tuần hoặc vài tháng.Kiến chứ sống thọ tới 30 năm, còn kiến đực chỉ được vài tuần, vài tháng, Kiến thợ được vài năm.

TUỔI THỌ CỦA KIẾN

Vong đời của Kiến hình thành từ khi những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống. Phối giống xong, con đực chết, làm thức ăn cho Kiến chúa. Kiến chúa sẽ không ăn hay uống cho đến khi trứng đã nở thành kiến thợ.

Kiến chứ đẻ trứng, vài tuần sau kiến tiến hóa thành ấu trùng—> nhộng—-> kiến. Kiến trưởng thành là những con kiến có thể kiếm mồi, nuôi ấu trùng, kiến chúa.Một vài kiến thợ có chi phát triển, sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ, chúng sẽ tiêm, cắn axit vào kẻ thù.

THỨC ĂN CỦA KIẾN

Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Hầu hết những hoạt động của kiến là do bản năng, chúng không cần phải tập hay làm quen.

Kiến đều thích ăn đồ ngọt
Kiến đều thích ăn đồ ngọt

Kiến bé nhỏ nhưng vô cùng mạnh mẽ. Chúng có thể mang vác vật gấp 10-50 lần trọng lượng cơ thể chúng.Có tính tập thể khá cao và phối hợp tốt, vì vậy việc vận chuyển thức ăn tương đối dễ dàng.

Chúng đào đường hầm làm tổ dưới đất, đùn đất lên trên xây tổ, hay làm tổ ở những bọng và lá cây. Kiến không định cưa một chỗ, Kiến là loài ” du canh du cư”, Kiến thợ sẽ vận chuyển Kiến chúa, ấu trùng, thức ăn đến tổ mới an toàn hơn.

 

Kiến chuyển trứng đi qua tổ mới.
Kiến chuyển trứng đi qua tổ mới.

CẤU TRÚC CƠ THỂ

Cấu tạo cơ thể Kiến gồm 3 phần: Đầu, Ngực, Bụng. Điểm phân biệt giữa Kiến và những loài côn trùng khác là Kiến có điểm chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo. Kiến chúa là loại to nhất, sau đó là kiến đực và nhỏ nhất là kiến thợ.

Đầu kiến nổi bật là cặp râu gấp khúc, làm nhiệm vụ dò đường, tìm thức ăn cho cả đàn, cảnh giác trước mọi kẻ thù gây nguy hiểm, bảo vệ tổ khỏi sự tấn công của tổ khác,…

Kiến có hai mắt và mắt kiến thuộc về đa tròng, tức có nhiều trong mắt. Nhờ vào con mắt tổng hợp này, kiến có thể dễ dàng nhìn thấy sự chuyển động của các vật thể Hơn nữa, kiến có cho mình đôi hàm chắc khỏe với hàm dưới dùng để vận chuyển thức ăn, vũ khí tự vệ, dụng cụ xây tổ. Đoi hàm răng chắc khỏe giúp Kiến có thể đào tổ, gặm những vật cứng như gỗ và nghiên nát chúng.

Bụng của kiến được chia làm hai phần, eo và bầu. Eo, như đã nói ở trên, có hình dáng tròn nhỏ như viên bi, nối ngực và bầu. Một vài loài kiến có kim chích nọc độc ở ngay đít bụng. Có loài lại có tuyến nọc ở bụng và dùng nó để phun vào kẻ thù.

Ngực có 3 cặp chân khiến kiến di chuyển nhanh và leo trèo dễ dàng. Kiến chúa, kiến đực có thêm một đôi cánh ở ngực dùng khi giao phối, kiến thợ không bao giờ mọc cánh.

Sau đây chúng ta sẽ đi khám pha về loài Kiến đen, một loài kiến phổ biến ở nước Việt Nam, chúng phân bổ ở mọi khắp mọi nơi.

Kiến đen
Kiến đen

KIẾN ĐEN VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA NÓ:

Kiến đen tên khoa học là Monomorium minimum, có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, nam Canada, và tập trung nhiều ở khu công nghiệp và thành thị. Tuy không gây hại nhưng với số lượng nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Cơ thể có màu bóng đen và dài 2-3mm, kiến chúa dài 6mm, cấu tạo cơ thể của con kiến trưởng thành gồm 3 phần: đầu , ngực bụng, vòng dời của kiến đen cũng giống nhue những loài kiến khác.

Loài kiến này có 2 râu, đỉnh râu gồm 3 đốt. Đuôi chúng có kim chích nhưng vì quá nhỏ nên không thể sử dụng được.

Thời gian giữa giai đoạn trứng và kiến phát triển thành con kiến trưởng thành có thể mất đến 6 tuần trở lên; nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loài kiến, lượng thức ăn, nhiệt độ.

Thức ăn của chúng có thể là bất cứ thứ gì, đặc biệt là đồ ăn ngọt.Kiến đen là loài ăn tạp: chúng ăn sâu bọ,sâu, đồ ngọt, mật ong, thực phẩm, nhựa cây và ngũ cốc.

Khi một con kiến tìm thấy thức ăn, nó để lại một vệt mùi (pheromone) dẫn đến tổ của nó.Kiến thợ di chuyển thành một đàn và để lại mùi hương đánh dấu trên đường đi cho những con kiến khác tự tìm theo.

Kiến đi theo đàn
Kiến đi theo đàn

Mùa giao phối của chúng thường từ tháng 6 đến tháng 8. Khi giao phối xong, kiến đực và kiến cái đều bị rụng cánh. Tổ kiến có hàng ngàn con đến hàng triệu con kiến.

Kiến đen nhìn bề ngoài có vẻ ” hiền lành” nhưng bên trong chúng vẫn có một số lo ngại cho cuộc sống con người.

TÁC HẠI CỦA KIẾN ĐEN:

Kiến đen xuất hiện mọi nơi và ăn mọi thức ăn mà chúng bắt gặp. Chúng tìm thức ăn trong nhà bếp, phân chó, rác, do đó có khả năng lây bệnh như bệnh nhiễm khuẩn cầu, bệnh đường ruột,.. khi chúng bậu vào thức ăn của chúng ta.

Chúng làm tổ trong nhà, các công trình xây dựng, .. phá vỡ cấu trúc của ngôi nhà, làm cho nó xuống cấp.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, NGĂN CHẶN:

Kiến có những mặt tốt và xấu tới cuốc sống, nhưng chúng ta không thể tiêu diệt nó hết vì kiến sinh ra cân bằng cuộc sống trên trái đất này. Chúng ta chỉ làm giảm sự phiền hà của chúng gây ra mà thôi.

Luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đổ rác thường xuyên, đặc biệt là thức ăn dầu mỡ, ngọt luôn dụ kiến tới.

Đậy nắp , bọc ráp lại kín các thức ăn, tránh sự xâm nhập của kiến. Khi nhà có các kẽ hở hoặ nứt thì cần lấp kín lại, đây là đường di chuyển đến tổ kiến.

Biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất là tìm ra tổ và xử lý chúng. Chúng ta có thể sửa dụng biện pháp diệt kiến dân gian như: dùng giấm, tinh dầu chanh ,sả, tinh dầu bạc hà, cà phê, muối, sod baking,…

Đuổi kiếm bằng tinh dầu chanh
Đuổi kiếm bằng tinh dầu chanh

Sử dụng các loại hóa chất diệt kiến: gel diệt kiến, Phấn kiến Vipessco, hoá chất phun kiến có hiệu quả cao như: Fendona, Mappermethrin, A Lé, …

Thuốc phun diệt côn trùng
Thuốc phun diệt côn trùng

Dịch vụ diệt kiến tại nhà:

Hiện nay ở Việt nam có rất nhiều công ty dịch vụ diệt kiến tại nhà, công trình xây dựng. Nhưng chúng ta hãy tìm tới những công ty uy tín, được khách hàng lựa chọn hàng đầu. Nhằm đạt hiệu quả diệt kiến tốt nhất như mong muốn hãy tham khảo dịch vụ diệt côn trùng của chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ không phụ lòng mong mỏi của quý khách hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *