Ruồi là một loại côn trùng thường xuyên xuất hiện xung quanh chúng ta. Loài côn trùng khá bẩn và là loài côn trùng trung gian gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm cho con người. Chính vì vậy, ruồi luôn bị con người chúng ta xua đuổi và muốn tiêu diệt. Thông tin về loài ruồi được rất nhiều người quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi về ruồi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp về loài ruồi.
Mục Lục
Đặc điểm của ruồi
Loài ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera. Ruồi có hai cặp cánh ở đốt ngực có nhiệm vụ để bay còn hai cánh sau của nó chỉ dùng để giữ thăng bằng. Tuy nhiên cũng có một số con ruồi không có cánh như trong họ Hippoboscoidea.
Tất cả các loài ruồi chỉ có một cặp cánh để bay. Cánh sau của loài côn trùng này dùng để giữ thăng bằng khi bay. Nhiều loài ruồi bay rất nhanh, có thể đập 200 lần/s.
Ruồi sống nhờ vào ký sinh
Ruồi sống theo hai dạng . Nội ký sinh như loài Botfly. Loài ruồi sống ngoại ký sinh như muỗi, ruồi đen, ruồi cát hoặc rận.
Nguồn thức ăn của ruồi?
Nguồn thức ăn của ruồi cũng khá đa dạng. Có nhiều loài ăn xác những sinh vật chết, một số loài ruồi khác lại hút máu để sinh tồn.
Ngoài ra, cũng có những loài ruồi rất có ích giúp cho con người trong việc thụ phấn của thực vật dễ dàng hơn.
Loài ruồi có đôi mắt rất linh hoạt. Chúng có mắt kép bao gồm hàng ngàn thấu kính rất nhạy cảm với chuyển động.
Loài ruồi có vòng đời như thế nào?
Với nhiệt độ cao của mùa hè, loài ruồi có vòng đời từ 12- 14 ngày. Vòng đời phát triển của một loài ruồi gồm có 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, ruồi trưởng thành.
Vòng đời của loài ruồi có mấy giai đoạn
Trứng
Trứng ruồi có màu trắng đục và dài khoảng 1.2mm, nở thành ấu trùng chỉ trong vòng 1 ngày trứng. Loài ruồi sinh sản số lượng trứng rất lớn, một con ruồi cái có thể đẻ được 500 trong đời, mỗi lần từ 75-150 trứng.
Ấu trùng
Đây là giai đoạn thứ 3 trong vòng đời của ruồi. Sau Khi ấu trùng chui ra từ trứng, chúng sẽ đi tìm các chất hữu cơ để làm thức ăn, hấp thụ protein và các dưỡng chất, sau đó phát triển thành nhộng.
Ở giai đoạn này, ấu trùng rất có ích cho nhân viên pháp y bởi họ có thể xác định thời gian, địa điểm của tử thi vào sự phát triển của chúng. Bên cạnh đó, ấu trùng còn được con người làm mồi câu, thức ăn cho động vật bò sát và chim. Ấu trùng cũng có thể điều chế thuốc và sản xuất pho mai.
Nhộng
Sau khoảng 2-4 tuần, ấu trùng sẽ lột xác thành nhộng sau khi đã tìm được nơi khô ráo, mát mẻ, không ánh sáng. Những con nhộng sẽ có hình trụ, đầu tròn và dài khoảng 1.2mm. Sự phát triển của chúng cũng được thể hiện qua màu sắc từ vàng nhạt, đỏ sẫm và nâu đỏ.
Giai đoạn chuyển giao từ nhộng sang ruồi khá là nhanh chỉ từ 2-6 ngày nếu trong nhiệt độ thích hợp.
Ruồi trưởng thành
Sau Khi kết thúc giai đoạn nhộng, ruồi đực phá lớp vỏ nhộng và chui ra ngoài. Kích thước của ruồi thường từ 5-8mm, cơ thể của loài ruồi bây giờ được chúng tự bảo vệ mình bằng cách phủ đầy lông trên người.
Thời gian phát triển đầy đủ của ruồi đực và ruồi cái là khác nhau. Ruồi đực phát triển hoàn thiện chỉ cần 16h, nhưng ruồi cái lại lâu hơn một chút là 24h.
Ruồi đực sẽ đi tìm ruồi cái. Dù là ở trên không hay trên mặt đất, chúng cũng sẽ bay đến làm quen và tán tỉnh. Rất nhanh chóng ruồi đực áp vào ruồi cái để tiến hành giao phối vào vài phút. Sau Khi tiến hành giao phối xong ruồi cái sẽ đi tìm nơi có chứa xác chết động vật, bãi rác để đẻ trứng, tạo ra vòng đời mới cho các loài ruồi tiếp theo.
Thời gian sinh tồn của loài ruồi là bao lâu ?
Thời gian sinh tồn của ruồi là bao lâu
Thời gian sinh tồn của loài côn trùng này trong bao lâu? Đây cũng là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra và chưa có câu trả lời.
Tuổi thọ trung bình của loài ruồi khá ngắn, được xác định khoảng 28 ngày. Trong đó, 28 ngày là tính cả các giai đoạn chúng phát triển từ khi ở trong trứng.
Tuy thời gian sống của loài ruồi trưởng thành ngắn nhưng chỉ thời gian ngắn như thế cũng đủ để chúng truyền dịch bệnh sang cho con người chúng ta. Vì vậy, khi phát hiện nơi ở của mình có ruồi thì đừng ngần ngại mà tiêu diệt chúng tạo nên một môi trường trong lành, bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.
Tác hại mà ruồi đưa đến
Sự có mặt của loài ruồi, luôn khiến chúng ta cảm giác khó chịu. Chúng hiện diện là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh, gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường con người chúng ta.
Ruồi chính là trung gian gây ra một số bệnh nguy hiểm ở con nguwoif chúng ta như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh khác nữa như giun sán, nhiễm trùng mắt, bệnh ngoài da,…
Một số tác hại của ruồi mang lại
Bài viết trên đã giải đáp tất cả những câu hỏi về loài ruồi. Cũng mong quý bạn đọc có thể đọc và biết thêm những đặc điểm của ruồi.